Tổ chức Globocan cho biết, năm 2020, Việt Nam có khoảng 26.418 ca mắc mới ung thư gan và 25.272 ca tử vong do căn bệnh quái ác này. Ung thư gan thường tiến triển một cách âm thầm mà không có nhiều triệu chứng. Khi bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu rõ rệt thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn, khả năng chữa khỏi thấp, thậm chí có thể gây tử vong.
Để chẩn đoán xác định ung thư gan, bác sĩ cần dùng nhiều phương pháp, xét nghiệm khác nhau. Vậy có thể thực hiện xét nghiệm gì để biết ung thư gan? Dưới đây là các loại xét nghiệm xác định ung thư gan thường được sử dụng:
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm ung thư gan được chỉ định đầu tiên trong chẩn đoán bệnh. Các xét nghiệm này giúp tìm kiếm dấu ấn ung thư gan cũng như kiểm tra chức năng của gan. Dưới đây là một số xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư gan phổ biến:
Alpha-fetoprotein (AFP) là một loại protein được tổng hợp chính ở gan phôi thai và túi noãn hoàng. Nồng độ AFP cao ở người trưởng thành, không mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về gan, trong đó có ung thư gan. Dù nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm tăng nồng độ AFP nhưng xét nghiệm này vẫn là bộ ba xét nghiệm máu chẩn đoán sớm ung thư gan thường được sử dụng.
AFP-L3 được sản xuất bởi tế bào gan bị ung thư, có khả năng gắn vào phân tử lens culinaris agglutinin (LCA) với ái lực cao. Đây là một dạng glycoprotein lớn gần đồng nhất với AFP được tìm thấy nhiều ở người bị ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma – HCC).
AFP-L3% là tỷ lệ phần trăm giữa AFP-L3 với AFP toàn phần trong huyết thanh. Chỉ số này được xem là một chỉ dấu đáng tin cậy để chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và dự đoán tiên lượng cho bệnh nhân HCC. Nếu bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan thì xét nghiệm máu AFP-L3 có giá trị ngưỡng được xác định là 10%, xét nghiệm có độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 90%.
DCP hay PIVKA-II là một dạng prothrombin (yếu tố đông máu được sản xuất bởi gan) bất thường xuất phát từ sự thiếu hụt vitamin K. DCP có thể được sản xuất bởi các tế bào ung thư gan và mức độ có xu hướng tăng lên khi bị HCC.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ DCP tăng phản ánh khá rõ tình trạng bệnh, kích thước khối u, sự xâm lấn tĩnh mạch cửa… Nếu sau điều trị ung thư gan mà nồng độ DCP tăng cao thì đây được xem là điều trị thất bại hoặc biểu hiện của bệnh đang tái phát.
Bên cạnh bộ ba xét nghiệm máu chẩn đoán sớm ung thư gan kể trên, một số xét nghiệm máu khác cũng được sử dụng là:
Ngoài xét nghiệm máu, nhiều xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được sử dụng trong chẩn đoán ung thư gan. Vậy nếu nghi ngờ mắc ung thư gan thì làm xét nghiệm gì? Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán ung thư gan thường bao gồm:
Siêu âm bụng là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của gan trên màn hình máy tính. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ hình ảnh của gan và tìm kiếm các khối u phát triển trong gan.
Ưu điểm của siêu âm là độ an toàn cao và chi phí thấp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm đồng thời với các xét nghiệm ung thư gan khác để thu được kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Chụp cắt lớp vi tính bụng là một xét nghiệm ung thư gan sử dụng tia X để phác họa hình ảnh chi tiết của gan, từ đó giúp bác sĩ tìm ra khối u trong gan. Phương pháp này có thể cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan đến vị trí, hình dạng cũng như kích thước của khối u gan. Chụp CT cũng được sử dụng để hướng kim sinh thiết chính xác vào vị trí nghi ngờ có khối u để lấy mẫu kiểm tra.
Phương pháp này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến khi chụp, do vậy hình ảnh thu được có độ sắc nét cao, chi tiết giải phẫu rõ ràng. Đây được biết đến là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Các chất cản từ có thể được dùng trong quá trình chụp cộng hưởng từ để giúp hình ảnh càng rõ nét.
Chụp cắt lớp mạch máu là hình thức xét nghiệm ung thư gan giúp bác sĩ có cái nhìn rõ ràng, chi tiết hơn về các mạch máu cung cấp máu cho khối u ở gan, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Nếu bạn đang thắc mắc “Chẩn đoán ung thư gan phải xét nghiệm những gì?” thì câu trả lời có thể là nội soi ổ bụng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, linh hoạt có gắn máy quay và đèn vào cơ thể của bệnh nhân thông qua một vết cắt nhỏ ở bụng.
Nội soi ổ bụng sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn hình ảnh của gan, từ đó phát hiện ra những bất thường có thể cảnh báo ung thư. Thông qua nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy một ít mô ở vị trí nghi ngờ để tiến hành sinh thiết.
Sinh thiết là phương pháp chính xác nhất giúp bác sĩ xác định khối u ở gan là lành tính hay ác tính. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy một ít mô ở gan để tiến hành tìm kiếm tế bào ung thư.
Tuy được đánh giá là khá an toàn nhưng sinh thiết có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như đau ở vị trí sinh thiết, chảy máu sau sinh thiết, nhiễm trùng, dị ứng với thuốc gây tê tại chỗ… Chính vì vậy, bác sĩ cũng thường cân nhắc khi chỉ định phương pháp xét nghiệm ung thư gan này cho bệnh nhân.
Bên cạnh thắc mắc “Chẩn đoán ung thư gan phải xét nghiệm những gì?”, nhiều người cũng quan tâm không biết xét nghiệm ung thư gan bao nhiêu tiền. Trên thực tế, chi phí của các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan sẽ khác nhau tùy từng loại cũng như nơi thực hiện. Vì vậy, để biết rõ hơn về chi phí thực hiện xét nghiệm ung thư gan, bạn hãy trao đổi thêm với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế tại cơ sở thăm khám nhé.
Trên đây là những thông tin Bowtie giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp, xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan. Bạn đừng quên khám sức khỏe định kỳ, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan khi có nghi ngờ để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính bản thân nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.