Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Viêm gan B có khả năng dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan cao nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc biết được viêm gan B có lây không và lây qua đường nào sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn trước nguy cơ mắc bệnh.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-08
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Viêm gan B là gì?Viêm gan B có lây không?Virus viêm gan B lây qua đường nào?Các hiểu lầm về con đường lây truyền viêm gan B

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Nếu bạn đang tự hỏi “Viêm gan B là bệnh gì? Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?” thì hãy tham khảo ngay bài viết này của Bảo hiểm trực tuyến Bowtie để được giải đáp thắc mắc nhé.

Viêm gan B là gì?

Trước khi tìm hiểu “Bệnh viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?”, chúng ta cần biết bệnh viêm gan B là gì. Viêm gan B là một bệnh lý do virus hepatitis B (HBV) gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, HBV có khả năng gây tổn thương và khiến gan bị viêm.

Nếu không được điều trị, viêm gan B mạn tính làm tăng nguy cơ phát triển xơ gan, suy gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Theo thống kê, virus viêm gan B gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan ở Việt Nam. 

Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới (10 – 20%). Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan trước căn bệnh nguy hiểm này. Viêm gan B thường được chia thành hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính:

  • Viêm gan B cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, thường kéo dài dưới 6 tháng. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch sẽ cố gắng loại bỏ virus viêm gan B và giúp cơ thể hồi phục. Các triệu chứng trong giai đoạn cấp tính thường là vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, đau hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa,… 
  • Viêm gan B mạn tính: Nếu sau 6 tháng mà cơ thể người bệnh không thể chống lại được HBV thì bệnh tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn viêm gan B mạn tính. Phần lớn bệnh nhân mắc viêm gan B mạn tính sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Thể mạn tính chiếm khoảng 10% tổng số ca viêm gan B, trong đó có tới 40% trường hợp có nguy cơ cao phát triển xơ gan và ung thư gan nguyên phát. 

Viêm gan B là một căn bệnh “không hề đơn giản” vì có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc ngăn ngừa viêm gan B là rất cần thiết để giúp chúng ta bảo vệ bản thân tốt hơn. Đây cũng là lý do nhiều người tự hỏi liệu viêm gan B có lây không và lây qua đường nào để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn có cùng thắc mắc này, hãy tiếp tục tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là một bệnh lý do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm rất cao. Virus viêm gan B có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể. Khi tiếp xúc với các yếu tố này từ người bệnh, bạn có nguy cơ cao bị lây bệnh.

Virus viêm gan B lây qua đường nào?

Virus viêm gan B có thể truyền từ người sang người thông qua máu và dịch cơ thể. Dưới đây là những con đường lây nhiễm viêm gan B thường gặp:

Đường máu

Virus viêm gan B tồn tại trong máu của bệnh nhân. Vì vậy, nếu tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở của người bệnh thì bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Đường tình dục

“Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, ngoài máu, virus viêm gan B còn tồn tại trong các dịch cơ thể (tinh dịch và dịch tiết âm đạo) của người mắc bệnh. 

Chính vì vậy, viêm gan B hoàn toàn có thể lây truyền qua đường tình dục nếu người bệnh không sử dụng các biện pháp an toàn. Đặc biệt, những người có nhiều bạn tình, người quan hệ tình dục đồng giới và mua bán dâm có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm gan B.

Đường từ mẹ sang con

Không phải tất cả thai phụ mắc viêm gan B đều truyền bệnh sang con. Đa số các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con xảy ra khi trẻ tiếp xúc với máu của người mẹ bị viêm gan B thông qua vết thương hở trong quá trình sinh nở. Ngày nay, trẻ có thể được chủng ngừa viêm gan B sau sinh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Dùng chung kim tiêm

Virus viêm gan B có nguy cơ lây truyền rất cao khi người bình thường dùng chung kim tiêm với người bệnh. Không những thế, việc dùng chung các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, máy đo đường huyết… cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh.

Viêm gan B lây qua đường nào? Dùng chung đồ dùng cá nhân
Việc dùng chung đồ dùng cá nhân có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.

Các hiểu lầm về con đường lây truyền viêm gan B

Ngoài việc chưa rõ bệnh viêm gan B lây qua đường nào, nhiều người cũng có những hiểu lầm tai hại về con đường lây lan của bệnh. Những hiểu lầm này có thể khiến bạn lo lắng, bối rối mỗi lần tiếp xúc với người bệnh. Hãy cùng làm sáng tỏ các hiểm lầm về con đường lây truyền viêm gan B sau đây để cảm thấy yên tâm hơn nhé:

  • Viêm gan B lây qua đường nước bọt: Mật độ virus viêm gan B trong nước bọt chỉ chiếm khoảng 1-2%. Vì vậy, khả năng lây truyền viêm gan B qua đường nước bọt là cực kỳ thấp, trừ khi bệnh nhân gặp các vết thương hở, chảy máu trong miệng. Nói cách khác, bạn sẽ không bị lây bệnh nếu ôm, hôn hoặc tiếp xúc với dịch bắn của người bệnh khi họ hắt hơi, ho.
  • Viêm gan B lây qua đường ăn uống: Viêm gan B gần như không có khả năng lây truyền qua đường ăn uống. Chính vì vậy, việc cách ly, sinh hoạt riêng với bệnh nhân viêm gan B là không cần thiết. Tuy nhiên, người khỏe mạnh không được dùng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người bệnh.
  • Viêm gan B lây qua đường sữa mẹ: Thực tế, viêm gan B không lây qua đường sữa mẹ. Viêm gan B chỉ lây truyền khi trẻ tiếp xúc với vết thương hở ở núm vú của người mẹ. Do đó, người mẹ nên tạm thời ngừng cho con bú nếu núm vú và quầng vú xuất hiện các vết thương, vết xước… để tránh lây truyền bệnh cho con.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?”. Viêm gan B là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ và ngăn ngừa các đường lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế? Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?
Các bệnh lý khác

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?

Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược
Các bệnh lý khác

Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược

Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết
Các bệnh lý khác

Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK