Trong bài viết này, Công ty Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh câu hỏi ung thư vú có di truyền không, cũng như làm thế nào để phát hiện các yếu tố di truyền trong ung thư vú. Mời bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Bệnh ung thư vú có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đột biến gen di truyền từ cha mẹ sang con cái cũng được ghi nhận như một yếu tố có khả năng làm phát triển tình trạng ung thư vú ở một số người.
Nhìn chung, tỷ lệ di truyền ung thư vú không phải quá cao nhưng cũng cần đặc biệt lưu ý. Theo thống kê, khoảng 5 – 10% trong số tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư vú có liên quan đến di truyền.
Cơ thể mỗi người đều có gen BRCA (BRCA1 và BRCA2) làm nhiệm vụ sửa chữa tổn thương để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của các tế bào ở vú, buồng trứng và những bộ phận khác. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi những bất thường ở gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có liên quan mật thiết đến phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ung thư vú di truyền. Đây được xem là hai yếu tố quan trọng nhất trong di truyền ung thư vú.
Theo thống kê cho thấy, phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú lên đến 72%. Con số này cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Trong đó, ung thư vú do đột biến gen BRCA di truyền có xu hướng phát triển nhiều hơn ở phụ nữ trẻ tuổi và thường xảy ra ở cả hai vú.
Tương tự, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở đàn ông cũng tăng lên đáng kể khi các gen BRCA hoạt động không bình thường, đặc biệt là BRCA2. Mặt khác, đột biến gen BRCA còn làm tăng khả năng phát triển một số dạng ung thư khác ở cả 2 giới tính, ví dụ như ung thư buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt hoặc ung thư đường tiêu hóa…
Điểm nổi bật cần ghi nhớ ở đây là mặc dù một người khỏe mạnh bình thường sẽ có khoảng 50% cơ hội thừa hưởng đột biến gen BRCA di truyền từ cha hoặc mẹ ruột của mình, tuy nhiên không phải tất cả đều tiến triển thành bệnh ung thư. Chính vì vậy, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra đầy đủ về nguy cơ mắc bệnh của bản thân trong bất kỳ trường hợp nào.
Bên cạnh gen BRCA, người ta nhận thấy bệnh ung thư vú có di truyền hay không còn liên quan đến nhiều nhóm gen khác trong cơ thể dù hiếm khi gặp phải. Các đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú đã được đề cập đến là:
Xét nghiệm tìm kiếm các yếu tố đột biến gen là cách hữu ích nhất để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư vú di truyền. Từ đó, những người có nguy cơ cao có thể áp dụng một số giải pháp dự phòng thích hợp để giảm thiểu khả năng phát triển bệnh.
Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ung thư đều cho rằng việc xét nghiệm di truyền ung thư vú có thể không cần thiết với tất cả mọi người. Bởi vì khả năng mang đột biến gen liên quan đến ung thư vú tương đối thấp. Do đó, các “ứng cử viên” phù hợp để xét nghiệm thường là những người có đặc điểm nguy cơ cao.
Cụ thể, bác sĩ thường đề nghị xét nghiệm đột biến gen di truyền nếu bạn có tiền sử gia đình bên nội hoặc bên ngoại có một trong các vấn đề sau:
Trước khi chỉ định cho bạn thực hiện bất kỳ kiểm tra nào, bác sĩ sẽ xem xét chi tiết về tiền sử bệnh của gia đình, đánh giá nguy cơ ung thư vú di truyền cũng như thảo luận với bạn về các rủi ro, lợi ích của xét nghiệm gen ung thư vú. Sau khi tư vấn, nếu bạn vẫn muốn kiểm tra, chuyên gia y tế sẽ tiến hành các bước tiếp theo.
Quy trình xét nghiệm để kiểm tra ung thư vú có di truyền không được diễn ra rất đơn giản. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bạn, sau đó đưa đi phân tích tại phòng thí nghiệm. Tùy theo chỉ định thực tế của xét nghiệm mà bạn có thể phải chờ đến vài tuần hoặc lâu hơn để nhận được kết quả.
Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ là người giải thích và tư vấn để giúp bạn hiểu rõ về tình trạng của bản thân. Điều quan trọng phải lưu ý là đôi khi các thông tin từ kết quả có thể không đủ rõ ràng để khẳng định liệu đột biến gen ung thư vú từ gia đình có di truyền cho bạn hay không.
Mặc dù tỷ lệ gặp phải khá ít nhưng trên thực tế vẫn có những ca bệnh ung thư vú do đột biến gen di truyền đã được phát hiện. Nếu không may rơi vào trường hợp phải “đồng hành” cùng các đột biến gen ung thư vú, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện các phương pháp chuyên khoa là cách đầu tiên và hiệu quả nhất để giúp ngăn chặn nguy cơ tiến triển ung thư vú. Tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu riêng của mỗi người mà các phương pháp dự phòng phổ biến là:
Thực hiện tầm soát ung thư vú đều đặn mỗi năm là việc làm hữu ích dành cho những người có nhiều rủi ro mắc bệnh. Tuy rằng biện pháp tầm soát không có giá trị trong việc giảm bớt nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú di truyền nhưng kết quả từ quá trình tầm soát (siêu âm, chụp nhũ ảnh hoặc cộng hưởng từ tuyến vú…) có thể chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo về sự hiện diện của khối u ác tính trong vú.
Qua đó, bệnh ung thư vú có nhiều khả năng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chữa trị, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đồng thời tăng thêm cơ hội “thoát khỏi” bệnh tật.
Duy trì lối sống lành mạnh cũng là một trong những cách giúp làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú di truyền. Vì vậy, bạn hãy lên kế hoạch tiến hành điều đó ngay từ bây giờ bằng cách:
Như vậy, câu hỏi “Ung thư vú có di truyền không?” đã được trả lời thông qua những nội dung trong bài viết này của Bowtie. Hy vọng những thông tin trên cũng đã giúp bạn hiểu được ung thư vú di truyền như thế nào và biết một số cách để hạn chế nguy cơ hình thành bệnh ung thư vú do đột biến gen. Cuối cùng, đừng quên liên hệ với bác sĩ để nhận được lời khuyên và chỉ định phù hợp trong bất kỳ tình huống nào cần thiết nhé!
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.