Vậy ung thư vòm họng tái phát là gì? Vì sao bệnh quay lại dù đã điều trị thành công? Cách nhận biết, chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng tái phát như thế nào? Mời bạn cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Dù đã được điều trị thành công nhưng nhiều người bệnh lo lắng không biết ung thư vòm họng có thể tái phát không. Theo các chuyên gia y tế, bệnh vẫn có khả năng tái phát (quay trở lại) sau khi đã được điều trị do đó là một trong những đặc tính của bệnh lý ung thư.
Theo nghiên cứu, nguy cơ tái phát bệnh ung thư vòm họng có thể lên đến 15 – 58%. Hầu hết bệnh nhân có xu hướng tái phát bệnh trong vòng 3 năm kể từ lần điều trị đầu tiên.
Trên thực tế, ung thư vòm họng quay trở lại là do có một số tế bào ung thư rất nhỏ vẫn còn tồn tại trong cơ thể sau khi điều trị. Chúng không bị tiêu diệt bởi các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị… cũng như không được phát hiện qua các xét nghiệm. Theo thời gian, các tế bào này sẽ tiếp tục phát triển, nhân lên về số lượng và tạo thành khối u mới.
Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Dựa vào vị trí của chúng, ung thư vòm họng tái phát được chia thành 3 dạng là:
Đối với ung thư vòm họng tái phát cục bộ hoặc khu vực, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng ở vòm họng tương tự như khi mắc bệnh lần đầu. Các triệu chứng này bao gồm:
Đối với ung thư vòm họng tái phát di căn, ngoài những dấu hiệu kể trên, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng tại vị trí tế bào ung thư di căn đến, thường gặp nhất là ở xương, não, phổi và gan. Cụ thể, bệnh nhân có thể nhận thấy:
Nếu ung thư vòm họng tái phát, bác sĩ có thể tiến hành điều trị lần hai cho bệnh nhân. Lúc này, việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vòm họng sẽ dựa vào nơi bệnh tái phát, mức độ bệnh, phương pháp điều trị được sử dụng trước đó cũng như sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
Theo đó, nếu khối u tái phát khu trú trong vòm họng, bác sĩ thường chỉ định xạ trị hoặc phẫu thuật nội soi để loại bỏ khối u. Đối với trường hợp ung thư tái phát và xâm lấn đến hạch cổ cũng như các mô lân cận, xạ trị lần hai có thể được thực hiện. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng việc sử dụng thêm bức xạ có thể khiến bệnh nhân gặp phải nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nếu bệnh nhân không đáp ứng với bức xạ ở lần điều trị trước, phẫu thuật sẽ được chỉ định thay thế.
Trong trường hợp ung thư vòm họng tái phát di căn, các lựa chọn có thể bao gồm hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch hoặc kết hợp các phương pháp này. Nếu bệnh nhân đã từng được hóa trị trước đây, các loại thuốc hóa trị khác sẽ được cân nhắc lựa chọn.
Đối với người bị ung thư vòm họng, điều trị thành công bệnh là một chuyện vui, đáng ăn mừng. Tuy nhiên, nếu đã từng mắc bệnh, bạn cũng không nên chủ quan sau khi điều trị bởi ung thư vòm họng vẫn có nguy cơ tái phát và đôi khi tình trạng còn nghiêm trọng hơn lần đầu.
Vậy bệnh nhân có thể làm gì để ngăn ngừa ung thư vòm họng quay trở lại? Điều quan trọng nhất là bệnh nhân vẫn cần đi thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe cũng như phát hiện các bất thường cảnh báo nguy cơ tái phát nhằm có hướng xử lý kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh ung thư vòm họng:
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về ung thư vòm họng tái phát cũng như cách phòng tránh ung thư vòm họng để giảm nguy cơ mắc bệnh trở lại. Dù đã điều trị thành công nhưng bệnh vẫn có khả năng tái phát, vì vậy bạn đừng chủ quan nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.