Vậy ung thư vòm họng giai đoạn II là gì? Biểu hiện, dấu hiệu, triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) ra sao? Ở giai đoạn này, bệnh có chữa được không và bệnh nhân sẽ sống được bao lâu? Nếu bạn cũng có những thắc mắc tương tự, hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm về ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) trong bài viết dưới đây nhé!
Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào ác tính bắt đầu xuất hiện ở vòm họng. Theo hệ thống TNM, quá trình phát triển của bệnh ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III và IV dựa vào đặc điểm khối u (T), mức độ xâm lấn hạch bạch huyết (N) và mức độ di căn xa (M). Trong đó, ung thư vòm họng giai đoạn II được xác định khi bệnh thuộc một trong hai trường hợp sau:
So với ung thư vòm họng giai đoạn I, biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) có thể rõ ràng hơn đôi chút. Theo đó, bệnh nhân có khả năng gặp phải một số triệu chứng sau:
Tùy theo thể trạng của từng người bệnh mà các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) có thể xuất hiện với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu phát hiện các vấn đề này mà cần đến bệnh viện thăm khám sớm.
Các giai đoạn của bệnh:
Để bắt đầu quá trình chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn II, bác sĩ thường thăm hỏi về bệnh sử, tiền sử và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Sau đó, họ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho bệnh nhân để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng như sưng hạch bạch huyết ở cổ, khám họng xem có khối u hay không.
Tiếp theo, bệnh nhân có thể được chỉ định các kiểm tra, xét nghiệm chuyên sâu hơn để thu thập bằng chứng cho việc chẩn đoán. Các kiểm tra, xét nghiệm này bao gồm:
Sau khi chẩn đoán xác định ung thư vòm họng, bác sĩ có thể tiến hành thêm một số kiểm tra, xét nghiệm khác để xác định giai đoạn của bệnh. Các kiểm tra, xét nghiệm thường được dùng là các xét nghiệm hình ảnh như:
Trên thực tế, dù bệnh đã tiến triển hơn giai đoạn I nhưng ung thư vòm họng giai đoạn II vẫn có cơ hội điều trị thành công khá cao, tiên lượng bệnh nhân tương đối tốt. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị tích cực, hiệu quả. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư vòm họng nào, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay khi cần.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) là kết hợp hóa trị và xạ trị cùng nhau (hóa xạ đồng thời). Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hóa xạ trị cho kết quả tốt hơn xạ trị đơn thuần do hóa trị khiến các tế bào ung thư nhạy cảm với xạ trị. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.
Theo đó, hóa xạ trị sử dụng thuốc độc tế bào kết hợp với các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân có tế bào ung thư đã xâm lấn vào các mô xung quanh vòm họng hoặc một số hạch bạch huyết.
Sau khi tiến hành hóa xạ trị, bác sĩ có thể thực hiện thêm hóa trị nếu cần thiết. Trong trường hợp tế bào ung thư vẫn còn trong các hạch bạch huyết, phẫu thuật cắt bỏ khối u chính (nếu có thể) và các hạch bạch huyết cũng được cân nhắc lựa chọn. Nếu bệnh nhân không thể thực hiện hóa xạ trị, bác sĩ có thể chỉ định xạ trị đơn thuần nhắm vào khối u và các hạch bạch huyết ở cổ cho bệnh nhân.
“Ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) sống được bao lâu?” có lẽ là thắc mắc lớn nhất đối với người bệnh. Trên thực tế, không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Mỗi bệnh nhân sẽ có tiên lượng sống khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể, mức độ đáp ứng điều trị…
Tuy nhiên, để ước tính tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn II, các chuyên gia y tế thường sử dụng tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm chẩn đoán bệnh để làm giá trị tham khảo. Dựa trên thống kê từ năm 2012 – 2018 trên những người mắc bệnh ung thư vòm họng, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn khu vực (giai đoạn II và III) là 72%.
Ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) vẫn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Vì vậy, đừng trì hoãn việc thăm khám nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn II (giai đoạn 2) kể trên. Ngoài ra, nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh, bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy cố gắng điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ để sớm khỏe lại nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.