Vậy ung thư tuyến tụy là gì? Bệnh có biểu hiện ra sao? Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị kịp thời? Mời bạn cùng Bowite Việt Nam tìm hiểu thêm về ung thư tuyến tụy trong bài viết dưới đây nhé.
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư xuất phát từ các mô của tuyến tụy, một cơ quan nằm phía sau dạ dày có vai trò giải phóng enzyme hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất các hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy, các tế bào biểu mô tuyến tụy, tế bào đảo Langerhans hoặc tế bào mô liên kết của tụy sẽ phát triển bất thường, ngoài tầm kiểm soát và gây hình thành khối u ác tính. Hầu hết (95%) các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu trong tuyến tụy ngoại tiết.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Globocan, năm 2020, Việt Nam có 1.113 ca mắc mới ung thư tuyến tụy và 1.065 ca tử vong do bệnh. Bệnh đứng hàng thứ 22 trong số các loại ung thư phổ biến tại nước ta (tính trên cả 2 giới).
Sự phát triển của ung thư tuyến tụy được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, các tế bào bất thường đã được tìm thấy trong lớp lót của tuyến tụy.
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ nằm trong tuyến tụy, chưa lây lan ra bên ngoài. Dựa vào kích thước của khối u, giai đoạn I được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là:
Giai đoạn II được chia thành:
U có kích thước bất kỳ nhưng đã di căn tới > 3 hạch bạch huyết vùng (T1-3, N2, M0) hoặc tế bào ung thư đã lan đến một số mạch máu chính gần tuyến tụy nhưng chưa di căn đến các hạch bạch huyết vùng cũng như các cơ quan xa trong cơ thể (T4, bất kỳ N nào, M0).
Giai đoạn IV là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể, chẳng hạn như gan, phổi và khoang phúc mạc… (Bất kỳ T, bất kỳ N, M1).
Trên thực tế, ung thư tuyến tụy có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc triệu chứng thường không cụ thể, mơ hồ và rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn sớm. Dưới đây là một số triệu chứng mà bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường gặp phải:
Ung thư tuyến tụy có liên quan đến tình trạng đột biến gen trong ADN của tế bào tuyến tụy. Những đột biến này khiến tế bào không chết đi theo đúng chu kỳ mà tiếp tục phát triển, nhân lên không kiểm soát, từ đó tạo thành khối u ác tính ở tuyến tụy. Khối u có khả năng xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh. Chúng cũng có thể di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Tính đến hiện nay, nguyên nhân chính xác khiến các tế bào tuyến tụy bị đột biến vẫn chưa được xác định rõ.
Những người sở hữu một số yếu tố nguy cơ sau đây có khả năng phát triển ung thư tuyến tụy cao hơn người khác, bao gồm:
Để chẩn đoán ung thư tuyến tụy, bác sĩ thường bắt đầu từ việc khai thác bệnh sử của người bệnh và gia đình, hỏi về các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cũng như khám sức khỏe lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm để thu thập thêm thông tin cho việc chẩn đoán. Các kiểm tra, xét nghiệm này bao gồm:
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh nguy hiểm và được đánh giá là khó chữa trị. Phác đồ điều trị sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí của khối u, sức khỏe tổng thể và mong muốn của người bệnh… Trong đa số các trường hợp, mục tiêu đầu tiên của việc điều trị là loại bỏ các khối u ra khỏi tuyến tụy.
Các phương pháp điều trị ung thư tụy bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ.
Nếu ung thư tuyến tụy được phát hiện sớm và chưa lây lan ra ngoài tuyến tụy, phẫu thuật có thể giúp loại bỏ hoàn toàn khối u. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy, thậm chí có những trường hợp phải cắt bỏ thêm các cấu trúc khác xung quanh tuyến tụy (như tá tràng, túi mật và một phần dạ dày hoặc có khi phải cắt lách).
Trong trường hợp không thể loại bỏ khối u, phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân kiểm soát một số triệu chứng của bệnh.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm tế bào ung thư. Phương pháp này thường được dùng trong các trường hợp tế bào ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tụy.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh quá yếu, không thể làm phẫu thuật thì bác sĩ sẽ chỉ định làm hóa trị để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng ung thư tuyến tụy. Hóa trị cũng có thể được thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tụy nhưng bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân trong trường hợp:
Phương pháp này tập trung vào việc giảm đau, dinh dưỡng và giảm các triệu chứng khác của ung thư tuyến tụy, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy bằng cách:
Ung thư tuyến tụy không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh không lây qua bất kỳ con đường nào từ ăn uống, tiếp xúc gần cho đến quan hệ tình dục… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy mà không lo lây nhiễm.
Các chuyên gia y tế ước tính rằng một tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%) trường hợp ung thư tuyến tụy có liên quan đến yếu tố di truyền. Lúc này, một số đột biến gen (bất thường trong ADN) có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cái và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ở con cái.
Hầu hết chúng ta đều biết, các đột biến ở 2 gen BRCA1 và BRCA2 được di truyền trong gia đình có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, ít người biết rằng các đột biến này cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, một số đột biến di truyền khác cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự, chẳng hạn như đột biến gen PALB2, MLH1, PRSS1, MSH2, STK11…
Ung thư tuyến tụy được xếp vào nhóm ung thư khó chữa và có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với các loại ung thư khác. Thực tế, chỉ những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cực sớm mới có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn (khoảng 10% trường hợp). Đặc biệt, cho dù bệnh nhân được chẩn đoán trước khi khối u phát triển nhiều hoặc lan rộng thì thời gian sống còn trung bình cũng chỉ nằm ở khoảng 3 – 3,5 năm.
Việc bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Nhìn chung, tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư tụy thường xấu hơn các dạng ung thư khác.
Các nghiên cứu thu thập thông tin về tiên lượng sống của người bệnh ung thư tuyến tụy thường đưa ra tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán để làm giá trị tham khảo. Tỷ lệ sống sót tương đối sẽ so sánh thời gian sống giữa những người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư tụy với tổng thể dân số.
Theo đó, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER (Dữ liệu từ chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng) để thống kê về tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với ung thư tuyến tụy như sau:
Giai đoạn ung thư |
Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm |
Giai đoạn khu trú (Ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tụy) | 42% |
Giai đoạn xâm lấn (Ung thư đã lây lan đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết lân cận) | 14% |
Giai đoạn di căn (Ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể như gan, phổi, xương…) | 3% |
Dưới đây là một số loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể bổ sung vào chế độ ăn uống:
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tuyến tụy cũng nên hạn chế đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo… Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, hãy cố gắng uống đủ 4 – 6 ly nước mỗi ngày nhưng nên tránh uống nước trước khi ăn vì sẽ tạo cảm giác no.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về ung thư tuyến tụy. Bệnh được xếp vào nhóm ung thư có tiên lượng xấu với khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.