Vậy ung thư tuyến giáp là gì? Làm thế nào để nhận biết bệnh? Bài viết dưới đây Công ty Bowtie sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ung thư tuyến giáp để giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở vùng cổ với chức năng chính là sản xuất các hormone giáp trạng (T3, T4, FT3, FT4, TSH) để kiểm soát và duy trì một số quá trình trong cơ thể như kiểm soát tốc độ trao đổi chất, cách cơ bắp co lại, tốc độ tái tạo tế bào mới, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ… Bệnh ung thư tuyến giáp là một loại ung thư nội tiết xảy ra khi các tế bào ở tuyến giáp phát triển không kiểm soát.
Bệnh ung thư tuyến giáp được chia thành 4 dạng chính bao gồm:
Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang thuộc chung một phân nhóm là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Theo số liệu của Globocan, vào năm 2020, Việt Nam có đến 5471 ca mắc mới với khoảng 642 trường hợp tử vong do bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 10 ở nước ta (tính trên cả 2 giới).
Một số trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm nào. Trong khi những bệnh nhân khác có thể gặp phải các triệu chứng ung thư tuyến giáp, bao gồm:
Khi gặp các triệu chứng này không có nghĩa là bạn chắc chắn bị ung thư tuyến giáp, do đó bạn không cần quá lo lắng khi phát hiện thấy chúng. Mặc dù vậy, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe, đặc biệt nếu gặp phải các dấu hiệu nêu trên kéo dài.
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi ADN bên trong tế bào tuyến giáp bị thay đổi khiến chúng phát triển không kiểm soát và tạo ra khối u. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự thay đổi này vẫn chưa được xác định rõ.
Khối u tuyến giáp có thể hình thành và phát triển ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên rủi ro này thường tăng lên nếu như bạn sở hữu một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
Đa số trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp đều có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị và ít nguy hiểm đến tính mạng. Vấn đề quan trọng là mặc dù tỷ lệ điều trị khỏi tương đối cao nhưng nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp vẫn tồn tại ở bệnh nhân, ngay cả khi đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Điều này thường xảy ra khi tế bào ung thư đã lan ra các vị trí ngoài tuyến giáp trước khi chúng bị loại bỏ.
Các tế bào ung thư ở tuyến giáp đôi khi lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các cơ quan bị di căn.
Quy trình chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp có thể bắt đầu bằng việc khai thác một số thông tin bệnh sử, tiền sử cũng như các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, đồng thời kiểm tra sức khỏe tổng thể để xác định những dấu hiệu bất thường có liên quan. Ngoài ra, để có đủ thông tin cho việc chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết khác như:
Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp được quyết định dựa vào kích thước, vị trí khối u, giai đoạn tiến triển của bệnh cũng như sức khỏe tổng thể và mong muốn của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Nhiều trường hợp phát triển khối u tuyến giáp mà không rõ lý do. Vì vậy, không có cách nào để dự phòng bệnh ung thư tuyến giáp ở những người có nguy cơ thấp và trung bình. Nhưng nếu biết mình có nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh:
U tuyến giáp là tập hợp những tế bào hoặc khối mô phát triển bên trong tuyến giáp, có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến nội tiết này. Trong đa số các trường hợp, u tuyến giáp là u lành tính. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 5% trường hợp u tuyến giáp là u ác tính, tức ung thư tuyến giáp.
Ung thư được xếp vào nhóm các bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, ung thư tuyến giáp – một dạng ung thư, cũng là một bệnh hiểm nghèo.
Nếu bạn đang có các thắc mắc như “Ung thư tuyến giáp có lây không và lây qua đường nào?” hoặc “Ung thư tuyến giáp có lây qua nước bọt không?” thì câu trả lời là ung thư tuyến giáp không lây truyền. Bệnh không thể lây từ người này sang người khác thông qua bất kỳ con đường nào, dù là nước bọt hay là không khí, tiếp xúc gần, quan hệ tình dục… Do đó, dù tiếp xúc hoặc sống cùng bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì bạn cũng không sợ bị lây nhiễm bệnh.
Trong một số trường hợp, ung thư tuyến giáp có liên quan đến yếu tố di truyền cũng như tiền sử gia đình. Theo đó, khoảng 2 trong số 10 ca ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy xảy ra do người bệnh thừa hưởng gen RET bất thường từ gia đình. Đối với các dạng ung thư tuyến giáp khác, nguy cơ phát triển bệnh cũng sẽ cao hơn ở những người mắc một số bệnh di truyền nhất định, có thể kể đến như:
Ngoài ra, những người có người thân cấp 1 như bố mẹ, anh chị em, con cái mắc ung thư tuyến giáp cũng có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn người bình thường.
Bệnh ung thư tuyến giáp có thể tác động đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp và từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn có thể sinh con sau khi điều trị khỏi bệnh. Thời gian chờ mang thai và sinh con tối thiểu là 6 tháng sau khi hoàn tất quá trình điều trị.
Ung thư tuyến giáp được xếp vào nhóm các bệnh lý có tiên lượng tốt, khả năng điều trị thành công cao. Nếu được phát hiện sớm khi tế bào ung thư chưa lan ra ngoài tuyến giáp (giai đoạn khu trú), tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm chẩn đoán bệnh của bệnh nhân có thể đạt trên 99,5%. Khi bệnh càng tiến triển thì việc điều trị sẽ càng khó khăn nhưng nhìn chung tiên lượng vẫn tốt hơn nhiều loại ung thư khác.
Xạ trị là một trong những phương pháp có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định xạ trị.
Xạ trị thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật để làm giảm khả năng ung thư tái phát. Trong một số trường hợp, xạ trị cũng được dùng để làm giảm tốc độ phát triển và khả năng lan rộng của tế bào ung thư trong giai đoạn tiến triển hoặc tái phát.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các dạng ung thư tuyến giáp. Theo đó, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc mổ có thể giúp điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật và không cần áp dụng thêm bất kỳ phương pháp điều trị nào khác nhưng vẫn có tỷ lệ sống sót sau 5 năm rất cao.
Ngược lại, khi ung thư tuyến giáp đã tiến triển hoặc di căn, việc mổ có thể chưa hoặc không trị hết bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ cần kết hợp thêm các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thời gian nằm viện sau mổ ung thư tuyến giáp ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn bệnh, mức độ phức tạp của phương pháp, có xảy ra tai biến trong mổ hay biến chứng sau mổ hay không… Sau khi mổ, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bệnh nhân để xem khi nào họ có thể xuất viện. Tuy nhiên nhìn chung, thời gian nằm viện của người mổ ung thư tuyến giáp thường nằm trong khoảng 2 – 3 ngày cho đến 1 tuần.
Nhìn chung, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp tương đối khả quan hơn nhiều loại ung thư khác. Riêng chỉ có ung thư tuyến giáp không biệt hóa có tiên lượng xấu, ngay cả khi phát hiện ở giai đoạn sớm. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp như sau:
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm | ||||
Ung thư tuyến giáp thể nhú | Ung thư tuyến giáp thể nang | Ung thư tuyến giáp thể tủy | Ung thư tuyến giáp không biệt hóa | |
Giai đoạn khu trú (tế bào ung thư chưa lan ra khỏi tuyến giáp) | > 99,5% | > 99,5% | > 99,5% | 39% |
Giai đoạn khu vực (tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp đến các cấu trúc lân cận) | 99% | 98% | 92% | 11% |
Giai đoạn di căn (tế bào ung thư di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể, chẳng hạn như xương, phổi, não…) | 74% | 67% | 43% | 4% |
Kết hợp tất cả giai đoạn | > 99,5% | 98% | 91% | 8% |
Với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã hiểu hơn về ung thư tuyến giáp cũng như những dấu hiệu để nhận biết bệnh. Trường hợp nhận thấy bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.