Vậy bệnh ung thư trực tràng là gì? Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng của bệnh? Mời bạn cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích về ung thư trực tràng trong bài viết sau đây nhé!
Trực tràng là đoạn ruột ngắn nối giữa đại tràng và ống hậu môn, được chia làm 3 đoạn nhỏ là 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới, mỗi đoạn dài tầm 5cm. Ung thư trực tràng sẽ xảy ra khi các tế bào ở trực tràng phát triển bất thường, gây hình thành khối u ác tính. Ung thư trực tràng thường phát triển chậm trong vài năm và có nhiều đặc điểm giống với ung thư đại tràng.
Ngày nay, sự tiến bộ của y học hiện đại đã mang đến nhiều cơ hội chữa trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng. Tuy nhiên, số trường hợp mắc mới và tử vong liên quan đến ung thư trực tràng vẫn còn khá cao. Riêng tại Việt Nam, trong năm 2020, có đến 9.399 ca mắc mới và 4.758 ca tử vong do bệnh lý này (theo Globocan 2020). Đây là bệnh ung thư phổ biến đứng hàng thứ 5 ở nước ta (tính ở cả 2 giới).
Sự phát triển của bệnh ung thư trực tràng được chia thành các giai đoạn cụ thể như bên dưới:
Bệnh ung thư trực tràng thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như:
Ung thư trực tràng có liên quan đến sự biến đổi gen (đột biến gen) trong ADN của các tế bào trực tràng. Những thay đổi này khiến tế bào không chết đi theo đúng chu kỳ mà tiếp tục phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u ác tính. Theo thời gian, tế bào ung thư có thể lây lan ra các khu vực xung quanh hoặc di căn xa đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Dù chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây đột biến gen nhưng các nhà khoa học nhận thấy, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trực tràng:
Đa số các trường hợp ung thư trực tràng thường vô tình được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân tìm đến bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ. Để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm sau:
Dựa vào vị trí, kích thước khối u, giai đoạn bệnh và quan trọng nhất là tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị ung thư trực tràng sau đây:
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư trực tràng phổ biến nhất và bắt buộc, có thể được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của ung thư trực tràng. Với các khối u nhỏ, nằm khu trú trong trực tràng thì phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ khối u cũng như một ít mô lành xung quanh (thường áp dụng đối với các tổn thương dạng polyp). Khi tế bào ung thư lan rộng, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng, đôi khi loại bỏ cả hậu môn và một phần đại tràng, đồng thời mở hậu môn nhân tạo.
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất gây độc tế bào để tiêu diệt hoặc kìm hãm tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được tiến hành trước phẫu thuật (tân hỗ trợ) để thu nhỏ khối u, giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư vi thể còn sót lại và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Hóa trị còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ung thư trực tràng ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.
Đây là phương pháp sử dụng các chùm tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tương tự như hóa trị, xạ trị có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật. Thông thường, xạ trị sẽ được kết hợp cùng lúc với hóa trị (được gọi là hóa xạ trị đồng thời). Bên cạnh đó, xạ trị còn áp dụng trong các trường hợp có di căn não, xương để điều trị triệu chứng, giảm đau, giảm chèn ép.
Một số loại thuốc có thể giúp tăng cường khả năng tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch. Hiện tại, hai loại thuốc miễn dịch được sử dụng trong ung thư trực tràng là pembrolizumab và nivolumab. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp dựa trên kết quả phân tích MMR và PD-1 của bệnh nhân.
Bằng cách tấn công vào các biểu hiện cụ thể trong tế bào ung thư, liệu pháp nhắm mục tiêu có thể được kết hợp với hóa trị để điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng tiến triển. Dựa trên kết quả phân tích đột biến gen mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc nhắm mục tiêu phù hợp cho bệnh nhân, có thể là cetuximab, panitumumab, bevacizumab…
Như bạn đã biết, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Chính vì vậy, cải thiện các yếu tố này là cách đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Theo đó, bạn nên:
Theo nghiên cứu, một số loại đột biến gen được di truyền từ bố mẹ sang con cái có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư trực tràng, mặc dù các trường hợp này chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Có nhiều hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng đã được xác định rõ là hội chứng Lynch, bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP), hội chứng Peutz – Jeghers, hội chứng Gardner…
Ung thư trực tràng không phải là một bệnh truyền nhiễm, nghĩa là bệnh không có khả năng lây truyền từ người sang người qua bất kỳ con đường nào. Thay vào đó, nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự biến đổi gen (đột biến gen) trong ADN của các tế bào ở trực tràng. Do đó, không nhất thiết phải cách ly người bệnh ung thư với những người khác.
Ung thư trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm bậc nhất tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Bệnh là nguyên nhân “cướp đi” sinh mạng của hàng nghìn người cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ của hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu người mỗi năm. Vì vậy, nếu bạn hỏi “Ung thư trực tràng có nguy hiểm không?” thì câu trả lời sẽ là có.
Ở các giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư còn khu trú trong trực tràng thì bệnh có khả năng được chữa khỏi cao. Tuy nhiên, khi bệnh càng tiến triển đến các giai đoạn sau thì khả năng này cũng càng giảm. Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối gần như không còn cơ hội chữa khỏi nữa.
Việc bệnh nhân ung thư trực tràng sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại bệnh, giai đoạn bệnh, mức độ lây lan của khối u, sức khỏe tổng thể và mức độ đáp ứng của bệnh nhân đối với phác đồ điều trị…
Nhìn chung, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư trực tràng rơi vào khoảng 67%. Riêng các trường hợp ung thư còn khu trú trong trực tràng và chưa lây lan đến nơi khác, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân có thể lên đến 90%. Nếu tế bào ung thư đã lây lan đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 73%. Tỷ lệ này sẽ chỉ còn 17% nếu các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Điều này đồng nghĩa với việc, ung thư trực tràng nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ có nhiều cơ hội được chữa trị thành công hơn, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
Ung thư trực tràng có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.