Ung thư tinh hoàn là bệnh lý xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh ở tinh hoàn bắt đầu phát triển bất thường, ngoài tầm kiểm soát và gây hình thành khối u ác tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất là ở độ tuổi 15 – 45.
So với các loại ung thư khác thì bệnh nhân ung thư tinh hoàn có cơ hội điều trị thành công tương đối cao và tiên lượng cũng khả quan hơn. Theo đó, 90% bệnh nhân có khả năng được điều trị khỏi. Thậm chí khi bệnh đã đến giai đoạn tiến triển thì tỷ lệ này cũng có thể lên tới 80%.
Vậy tiên lượng ung thư tinh hoàn thế nào? Bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu? Để giải đáp các thắc mắc này, mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Dù có tiên lượng tương đối khả quan nhưng việc bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu thường rất khó xác định chính xác bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian và tiên lượng sống của bệnh nhân:
Tốt nhất, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được đánh giá toàn diện về tiên lượng và thời gian sống ước tính.
Thay vì trả lời câu hỏi “Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu?” bằng một con số cụ thể, các nghiên cứu thu thập thông tin về tiên lượng sống của người bệnh ung thư tinh hoàn thường đưa ra tỷ lệ sống sót sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán để làm giá trị tham khảo.
Theo đó, tỷ lệ sống còn tương đối là con số so sánh giữa thời gian sống của người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư tinh hoàn với tổng thể dân số. Mặc dù con số này không thể hiện bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu nhưng sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quát hơn về tiên lượng và khả năng điều trị bệnh của bản thân.
Dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER (Dữ liệu từ chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng), Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư tinh hoàn theo từng giai đoạn bệnh cụ thể. Tuy nhiên, thay vì chia bệnh làm 4 giai đoạn (từ I – IV) như TNM, cơ sở dữ liệu SEER phân ung thư tinh hoàn thành 3 giai đoạn là khu trú, xâm lấn và di căn. Ứng với mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có tỷ lệ sống sót sau 5 năm như sau:
Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư vẫn còn nằm bên trong tinh hoàn và chưa có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài. Thông thường ở giai đoạn này, bệnh nhân không có bất kỳ biểu hiện gì của bệnh hoặc nếu có thì triệu chứng cũng khá mờ nhạt.
Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn khu trú, cơ hội điều trị khỏi của bệnh nhân là rất cao. Theo đó, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của người bệnh có thể đạt đến con số 99%.
Sang đến giai đoạn này, các tế bào ung thư không còn khu trú trong tinh hoàn nữa mà đã lây lan ra bên ngoài, đến các cấu trúc và hạch bạch huyết lân cận, thường là mạch mạch huyết, màng trắng, mào tinh, thừng tinh, bìu, hạch bạch huyết sau phúc mạc, hạch bẹn. Tuy nhiên, chúng chưa di căn đến các cơ quan ở xa khác trong cơ thể.
Với bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn này, tiên lượng sống vẫn rất khả quan. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn xâm lấn là 96%.
Đúng như tên gọi, ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể, thường là phổi, gan, não và các hạch bạch huyết xa. Triệu chứng bây giờ đã xuất hiện nhiều và rõ ràng. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn này thường sẽ khó khăn hơn hai giai đoạn trước.
Với bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn di căn, việc xác định được tiên lượng sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu người bệnh được tiếp nhận điều trị kịp thời và hiệu quả, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm được xác định là khoảng 73%. Tuy thấp hơn 2 giai đoạn trước nhưng nếu so với các bệnh ung thư khác, đây là một con số vô cùng khả quan.
Ngoài việc xác định tiên lượng của bệnh nhân ung thư tinh hoàn qua từng giai đoạn, đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn di căn, tiên lượng sống còn có thể được xác định dựa vào loại ung thư mắc phải. Đa số (95%) trường hợp ung thư tinh hoàn là u tế bào mầm, trong đó chia làm 2 loại là u tế bào mầm dòng tinh (seminoma) và u tế bào mầm không phải dòng tinh (non-seminoma).
Dưới đây là tiên lượng ung thư tinh hoàn di căn theo loại ung thư mắc phải dựa trên thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh:
Bệnh phát triển chậm và thường xảy ra ở người trong độ tuổi 40 – 50. Tiên lượng sống của bệnh nhân trong trường hợp này như sau:
Loại ung thư tinh hoàn này có đặc điểm là phát triển nhanh và thường ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 20 – 30. Tiên lượng sống của nhóm bệnh nhân u tế bào mầm không phải dòng tinh di căn được đánh giá như sau:
Dưới đây là bảng tổng kết tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân mắc u tế bào mầm dòng tinh và u tế bào mầm không phải dòng tinh để bạn tiện theo dõi:
U tế bào mầm dòng tinh |
U tế bào mầm không phải dòng tinh |
|
Tiên lượng tốt | 95% | 95% |
Tiên lượng trung bình | 90% | 90% |
Tiên lượng xấu | – | 65% |
Bên cạnh giai đoạn và loại bệnh, việc bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Theo đó, bệnh ung thư tinh hoàn được xếp vào nhóm các loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao, ngay cả khi đã di căn. Tỷ lệ điều trị thành công tính trên tất cả các giai đoạn là khoảng 90%. Nếu điều trị sớm, tỷ lệ kiểm soát bệnh tăng lên đến 98%. Trong khi đó, dù bệnh đã ở giai đoạn tiến triển thì cũng có đến 80% bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Theo đó, các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn sẽ bao gồm:
Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc nhiều vào sức khỏe tổng thể, mong muốn của người bệnh cũng như loại ung thư và tiến triển của bệnh. Cả u tế bào mầm và u không phải tế bào mầm đều đáp ứng tốt với hóa trị nhưng với phương pháp xạ trị, u tế bào mầm sẽ đáp ứng tốt hơn.
Như vậy, bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện tiên lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Vì vậy, nam giới nên chú ý đến những bất thường trong cơ thể và tiến hành tự kiểm tra ung thư tinh hoàn thường xuyên để nhận biết bệnh sớm nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.