Vậy ung thư gan thứ phát là gì? Triệu chứng, biểu hiện của ung thư gan thứ phát ra sao? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn này? Trong bài viết dưới đây, Bảo hiểm trực tuyến Bowtie sẽ cung cấp một số thông tin về ung thư gan thứ phát để giúp bạn hiểu rõ bệnh. Cùng tham khảo nhé!
Khác với ung thư gan nguyên phát, ung thư gan thứ phát hay ung thư di căn vào gan là tình trạng tế bào ung thư từ các cơ quan, vị trí khác trong cơ thể lây lan đến gan và tạo thành khối u ác tính tại đây. Về bản chất, ung thư gan thứ phát là ung thư giai đoạn cuối (giai đoạn di căn) của bệnh ung thư ở các cơ quan khác và thông thường sẽ được gọi tên dựa trên vị trí đầu tiên xuất hiện khối u ác tính.
Sở dĩ tế bào ung thư từ các cơ quan khác dễ di căn sang gan bởi đây là cơ quan có mạng lưới mạch máu dày đặc cùng với các chất dịch khác nhau của cơ thể. Hầu hết các loại ung thư đều có thể di căn sang gan, trong đó phổ biến nhất là:
Vì khối u hình thành ở một vị trí khác trong cơ thể và di căn đến gan nên bệnh nhân mắc ung thư gan thứ phát sẽ gặp phải cả những triệu chứng do khối u nguyên phát và khối u thứ phát tại gan gây ra. Khi các tế bào ung thư tấn công vào gan sẽ làm tổn thương và suy giảm chức năng gan, từ đó gây ra các triệu chứng ung thư gan thứ phát như:
Cùng với đó, bệnh nhân còn gặp phải hàng loạt các triệu chứng do khối u nguyên phát gây ra, ví dụ như khối u tại phổi gây khó thở, ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu, đau nhói ngực, nặng ngực…, khối u ở vú gây đau vú, xuất hiện khối u ở vú, khối u lở loét chảy máu, tiết dịch bất thường ở núm vú, thay đổi da vùng vú… Với những triệu chứng trên, người bệnh sẽ vô cùng mệt mỏi, từ đó dẫn đến suy kiệt nhanh chóng. Có đến 70% bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
Hiện nay, các phương pháp được sử dụng để chẩn đoán ung thư gan thứ phát là:
Nếu kết quả cho thấy bệnh nhân bị ung thư gan thứ phát, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các kiểm tra khác để xác định vị trí đầu tiên bệnh xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí nghi ngờ ung thư nguyên phát mà bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như nội soi dạ dày, nội soi đại trực tràng, chụp nhũ ảnh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất khác…
Như đã đề cập, ung thư gan thứ phát thực chất là giai đoạn cuối của bệnh ung thư ở các cơ quan khác. Vì vậy, khi tiến triển đến giai đoạn này, bệnh nhân gần như đã không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các cách điều trị ung thư gan thứ phát chỉ có thể giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Dựa vào nhiều yếu tố như loại ung thư nguyên phát, số lượng khối u, mức độ di căn của bệnh cũng như sức khỏe tổng thể và mong muốn của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị ung thư gan thứ phát phù hợp, bao gồm:
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một thùy hoặc hạ phân thùy gan có khối u. Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần đánh giá nhiều yếu tố như mức độ gan bị ảnh hưởng, kích thước, số lượng và vị trí khối u ở gan, bệnh nền hiện tại cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Trên thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để phá hủy khối u tại gan. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ phá hủy khối u bằng cách sử dụng sóng cao tần, vi sóng, bằng cách tiêm cồn hoặc đốt lạnh.
Các thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại thuốc được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát của từng người bệnh và thường được dùng bằng đường uống hoặc tiêm truyền.
Bên cạnh hóa trị toàn thân, phương pháp thuyên tắc hóa chất qua động mạch (TACE) cũng có thể được thực hiện bằng cách đưa một ống nhỏ vào động mạch gan cung cấp máu cho khối u. Sau đó, bác sĩ tiến hành bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất vào để gây tắc mạch. Điều này làm cắt nguồn máu nuôi khối u và tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa chất.
Xạ trị cũng là một trong những cách điều trị ung thư gan thứ phát thường được sử dụng. Bác sĩ có thể tiến hành xạ trị bên trong hoặc bên ngoài để điều trị cho bệnh nhân.
Trong đó, phương pháp xạ trị trong chọn lọc (SIRT) sử dụng hạt vi cầu phóng xạ Ytrium-90 để đưa vào động mạch nuôi khối u gan. Lúc này, khối u sẽ bị tiêu diệt nhờ 2 cơ chế là giảm máu nuôi dưỡng khối u và sử dụng bức xạ tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các phương pháp xạ trị khác cũng có thể được sử dụng là xạ trị chiếu ngoài, xạ phẫu, xạ phẫu định vị thân, cấy hạt phóng xạ…
Các thuốc nhắm trúng đích sẽ nhắm trực tiếp vào các bất thường hiện diện cụ thể trong tế bào ung thư. Bằng cách tác động vào những bất thường này, thuốc có thể ngăn cản sự phát triển của khối u. Các thuốc nhắm trúng đích thường được sử dụng là:
Đây là phương pháp sử dụng những loại thuốc giúp hệ miễn dịch của người bệnh tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…
Các phương pháp này thường được áp dụng để giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chức năng gan, nâng cao tổng trạng cũng như chất lượng cuộc sống. Thêm vào đó, các phương pháp trên cũng đặc biệt chú trọng đến dinh dưỡng và tâm lý của bệnh nhân ung thư gan thứ phát. Đồng thời, các phương pháp hỗ trợ sẽ giúp bác sĩ điều trị bệnh lý gan nền tảng và các bệnh lý đi kèm cho bệnh nhân.
Ung thư gan thứ phát là giai đoạn cuối (giai đoạn di căn) của bệnh ung thư ở một cơ quan, vị trí khác trong cơ thể. Khi tiến triển đến giai đoạn này, bệnh gần như đã không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của việc điều trị là giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Việc ung thư gan thứ phát sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là loại ung thư gan nguyên phát mà bệnh nhân mắc phải. Một số loại ung thư vẫn có tiên lượng sống khả quan dù ở giai đoạn cuối. Trong khi đó, một số loại khác lại có nguy cơ tử vong rất cao ở giai đoạn này. Để xác định được tiên lượng và thời gian sống của bản thân, người bệnh cần trao đổi lại với bác sĩ.
Dưới đây là tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm ở giai đoạn cuối của một số loại ung thư phổ biến:
Loại ung thư |
Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm ở giai đoạn di căn |
Ung thư đại – trực tràng |
13% đối với ung thư đại tràng và 17% đối với ung thư trực tràng |
Ung thư phổi |
9% đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ và 3% đối với ung thư phổi tế bào nhỏ |
Ung thư vú |
30% |
Ung thư dạ dày |
6% |
Ung thư gan thứ phát là căn bệnh rất nguy hiểm với tiên lượng sống không mấy khả quan. Vì vậy, việc phát hiện ung thư gan sớm trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này sẽ giúp tăng cơ hội điều trị thành công và cải thiện đáng kể tiên lượng sống. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên chủ động thăm khám sớm, đồng thời hãy duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.