Vậy bệnh ung thư gan giai đoạn cuối là gì? Triệu chứng bệnh ở giai đoạn này ra sao? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị ung thư gan giai đoạn cuối? Mời bạn cùng Công ty Bowtie tìm hiểu thêm về giai đoạn ung thư gan này trong bài viết bên dưới nhé.
Trên thực tế, quá trình phát triển của ung thư gan có thể được phân giai đoạn dựa trên nhiều hệ thống phân độ khác nhau. Khi nhắc đến ung thư gan giai đoạn cuối, chúng ta đang đề cập đến cách phân giai đoạn ung thư gan theo hệ thống TNM của Ủy ban liên hợp về Ung thư Mỹ (AJCC).
Dựa vào mức độ tiến triển của bệnh, kích thước, số lượng và tình trạng lan rộng của khối u mà hệ thống TNM sẽ chia ung thư gan thành 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn cuối tương ứng với giai đoạn IV của bệnh. Cụ thể, theo hệ thống TNM, các giai đoạn ung thư gan sẽ có những đặc điểm như sau:
Trên thực tế hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia y tế thường phân chia giai đoạn của ung thư gan theo hệ thống phân độ của Hiệp hội Barcelona năm 2018 (BCLC) hoặc theo hệ thống phân độ của Hiệp hội Ung thư Mỹ. Theo đó, Hiệp hội Barcelona chia sự phát triển của ung thư gan thành 5 giai đoạn là 0 (rất sớm), A (sớm), B (trung gian), C (tiến triển), D (cuối). Còn theo hệ thống phân độ của Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư gan được chia thành 3 giai đoạn là khu trú (tế bào ung thư chưa lan ra ngoài gan), khu vực (tế bào ung thư đã lan đến các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận) và di căn (tế bào ung thư lan đến các bộ phận khác ở xa gan).
Ung thư gan thường phát triển âm thầm mà không gây ra nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Theo thời gian, các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối sẽ biểu hiện rõ ràng hơn. Người bệnh có thể bị:
Ngoài ra, ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan xa trong cơ thể. Tùy vào vị trí di căn mà bệnh nhân sẽ gặp thêm nhiều triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như, ung thư gan di căn phổi có thể gây ho dai dẳng, ho đờm, đau tức ngực, khó thở… , ung thư gan di căn xương sẽ gây đau nhức xương, gãy xương, yếu ở tay chân… Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng gặp phải nhiều triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, suy nhược, đau nhức…
Để chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư gan, bác sĩ sẽ phải tiến hành tìm hiểu bệnh sử, triệu chứng, các yếu tố nguy cơ của người bệnh, thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bao gồm:
Mục tiêu điều trị ung thư gan ở giai đoạn này tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Phác đồ điều trị ung thư gan giai đoạn cuối thường bao gồm liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch và phương pháp chăm sóc giảm nhẹ.
Thuốc nhắm mục tiêu hoạt động theo cơ chế nhắm thẳng đến những bất thường trên tế bào ung thư để tiêu diệt và ngăn không cho chúng phát triển thêm. Trong khi đó, liệu pháp miễn dịch sẽ tăng cường sức mạnh để giúp hệ miễn dịch tìm kiếm và tấn công các tế bào ung thư. Dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân mà trong phác đồ điều trị, bác sĩ có thể dùng đơn lẻ hoặc phối hợp các thuốc chữa ung thư gan giai đoạn cuối này với nhau.
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị hỗ trợ và giảm nhẹ cũng sẽ được áp dụng trong giai đoạn này. Một số thuốc và phương pháp có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như đau, mệt mỏi… cho bệnh nhân. Đồng thời, vấn đề dinh dưỡng và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối cũng được chú trọng.
Bài viết liên quan:
Người bệnh ung thư gan ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh, đặc biệt khi bệnh bước sang giai đoạn cuối. Lúc này, người thân và bạn bè chính là chỗ dựa rất lớn giúp người bệnh có thêm sức khỏe và động lực để chiến đấu với bệnh tật.
Để chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối tốt hơn, người thân cần quan tâm đến:
Hành trình đối mặt và chiến đầu với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, không chỉ với người bệnh mà cả người chăm sóc. Do đó, người thân hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần, để cùng đồng hành với người bệnh trong giai đoạn này.
Thật đáng tiếc là ung thư gan giai đoạn cuối gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Quá trình điều trị lúc này chủ yếu giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.
Để ước tính thời gian sống của người bệnh ung thư, các chuyên gia đưa ra khái niệm tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm. Con số này có được từ các nghiên cứu tổng hợp, so sánh tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở những người bệnh mắc cùng loại và giai đoạn ung thư gan với tổng thể dân số.
Dựa trên dữ liệu thống kê từ những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan năm 2012 – 2018 ở Mỹ, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn di căn là 3%. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo vì tiên lượng sống của mỗi người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Nhìn chung, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường có tiên lượng không mấy khả quan. Lúc này, hãy ưu tiên chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý để người bệnh có được những ngày sống vui vẻ và không tiếc nuối nhiều.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.