Vậy ung thư da là bị gì? Làm thế nào để phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh? Mời bạn cùng Bowtie tìm hiểu rõ hơn về ung thư da trong bài viết này nhé.
Ung thư da là tình trạng các tế bào da phát triển và nhân lên không theo trật tự, không có sự kiểm soát, từ đó gây hình thành khối u trên da. Các khối u có thể là lành tính hoặc ác tính. Khác với khối u lành tính, khối u ung thư (khối u ác tính) có thể xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn khắp cơ thể và gây tổn thương các tế bào bình thường. Ung thư da bao gồm ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể và từ các tuyến phụ thuộc da.
Dựa vào tế bào da phát triển ác tính mà ung thư da được chia thành 3 loại chính là:
Hiện nay, chưa có nhiều thống kê về tỷ lệ mắc mới và tử vong do bệnh ung thư da nói chung ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê của Globocan, trong năm 2020, Việt Nam có 193 ca mắc mới ung thư hắc tố da và 120 ca tử vong do bệnh lý này. Bệnh chủ yếu gặp ở người già, nam chiếm ưu thế hơn so với nữ.
Dựa vào kích thước và mức độ lan rộng của khối u mà bác sĩ sẽ xác định được giai đoạn của ung thư da. Theo đó, quá trình phát triển của ung thư da được chia thành các giai đoạn là:
Tùy vào loại ung thư da mà bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Trong đó, dấu hiệu cảnh báo ung thư da phổ biến nhất là những thay đổi trên bề mặt da, chẳng hạn như:
Bạn có thể ghi nhớ nguyên tắc ABCDE (áp dụng cho ung hắc tố) sau để kiểm tra các đốm và nốt ruồi trên da:
Ung thư da xảy ra khi có sự thay đổi (đột biến) trong ADN của tế bào da. Các đột biến khiến tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát và tạo thành khối u ung thư.
Nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi ADN trong tế bào da được xác định là do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ cực tím trong ánh sáng mặt trời, đặc biệt nếu dẫn đến cháy nắng và phồng rộp da. Ngoài ra, việc tiếp xúc với tia phóng xạ, hắc ín, than đá, một số loại hóa chất… cũng có thể dẫn đến ung thư da.
Các đối tượng sở hữu một số yếu tố nguy cơ sau đây có khả năng mắc ung thư da cao hơn người khác:
Để chẩn đoán ung thư da, bác sĩ thường bắt đầu từ việc thăm hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình cũng như những dấu hiệu, triệu chứng mà bệnh nhân nhận thấy. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ phần da của bệnh nhân, bao gồm cả da đầu, da ở tai, lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón chân, xung quanh bộ phận sinh dục và phần da giữa mông.
Khi nhận thấy có tổn thương da, bệnh nhân có thể được chỉ định làm sinh thiết. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô da nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tế bào ung thư. Sinh thiết sẽ giúp xác định xem bệnh nhân có bị ung thư da không và loại ung thư da hiện mắc. Nếu tổn thương nhỏ, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt rộng toàn bộ tổn thương và xác định bản chất lành tính/ác tính. Đây còn được gọi là phương pháp vừa chẩn đoán, vừa điều trị.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ khối u đã xâm lấn hoặc di căn, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật chọc hút hạch bạch huyết để kiểm tra mức độ lây lan của khối u.
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư da dựa trên nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, vị trí, kích thước của khối u, sức khỏe tổng thể và mong muốn của bệnh nhân. Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư da phổ biến là:
Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da là phải bảo vệ da khỏi tia cực tím và hóa chất. Theo đó, bạn nên:
Khi chăm sóc hoặc tiếp xúc với bệnh nhân ung thư da, nhiều người lo lắng rằng mình có thể lây nhiễm bệnh từ họ. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm vì bệnh ung thư da không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, dù bằng bất kỳ con đường nào. Thay vào đó, bệnh sẽ phát triển khi có sự biến đổi trong ADN của tế bào da. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi chăm sóc người bệnh ung thư da mà không sợ sẽ bị lây nhiễm bệnh.
Bản chất của việc tắm trắng là loại bỏ lớp tế bào sừng bên ngoài da, từ đó khiến da bóng mượt, mịn màng và trông trắng hơn. Tuy nhiên, việc mất đi lớp tế bào sừng bảo vệ sẽ làm da trở nên non nớt, giảm khả năng chịu đựng dưới ánh nắng mặt trời. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nhiều hơn khi tiếp xúc với tia cực tím, đặc biệt nếu không có biện pháp bảo vệ, che chắn, từ đó làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư da. Tần suất tắm trắng càng nhiều thì nguy cơ càng tăng.
Kem chống nắng có thể giúp bảo vệ da trước ảnh hưởng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng, một số chất có trong kem chống nắng như retinyl palmitate có khả năng đẩy nhanh quá trình tổn thương da và làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Trên thực tế, cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định vấn đề này. Ngoài ra, chỉ một số thành phần nhất định trong kem chống nắng bị “nghi ngờ” làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Vì vậy, bạn vẫn không nên bỏ qua bước chăm sóc, bảo vệ da này. Thay vì vậy, theo các chuyên gia, bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng vật lý có thành phần titan dioxide hoặc kẽm oxide thay cho các loại kem chống nắng hóa học.
Trên thực tế, mỗi loại ung thư da sẽ có thời gian phát triển khác nhau. Một số loại ung thư có thể phát triển nhanh chỉ trong vài tuần, ngược lại các loại ung thư khác lại tiến triển trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm.
Theo đó, ung thư biểu mô tế bào đáy được xem là có tốc độ phát triển chậm. Ngược lại, ung thư da hắc tố (melanoma) phát triển rất nhanh. Một số trường hợp ung thư da hắc tố “hung hãn” có thể đe dọa tính mạng của người bệnh chỉ trong vòng 6 tuần.
Một số bệnh nhân ung thư da có thể bị ngứa. Theo các chuyên gia, bệnh ung thư da thường là kết quả của tình trạng viêm mạn tính. Tình trạng viêm kéo dài sẽ làm tăng lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể, từ đó gây kích ứng tập trung ở một khu vực nhất định. Ngoài ngứa, bệnh nhân ung thư da còn có thể bị chảy máu hoặc cảm thấy đau ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Tương tự như bất kỳ loại ung thư nào, ung thư da là một bệnh lý nguy hiểm và có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì vậy mà hoang mang, tuyệt vọng. Bởi nếu so sánh với các loại ung thư khác, ung thư da ít nguy hiểm hơn và có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Ngoài ra, với nền y học ngày càng phát triển như hiện nay, tỷ lệ điều trị thành công của bệnh nhân ung thư da ngày càng được cải thiện.
Mặc dù nguy hiểm nhưng trên thực tế, bệnh ung thư da vẫn có cơ hội điều trị thành công cao nếu như được phát hiện và chữa trị ở giai đoạn sớm, khi tế bào ung thư chưa lan rộng ra nhiều vị trí khác. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp để loại bỏ và tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ác tính trong cơ thể.
Ngược lại, khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, cơ hội chữa khỏi cũng ngày càng “mong manh” bởi lúc này, việc tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư da gần như không thể được chữa khỏi hoàn toàn nữa. Khi đó, phương pháp điều trị chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư da đều có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ điều trị thành công của các bệnh nhân ung thư da tế bào đáy là 90%. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp tử vong là do ung thư hắc tố da. Nếu được chẩn đoán mắc ung thư hắc tố da, người bệnh có tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn ung thư |
Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm |
Giai đoạn khu trú (Tế bào ung thư chưa lan ra khỏi vùng da ban đầu) | 99% |
Giai đoạn xâm lấn (Tế bào ung thư lan đến các cấu trúc hoặc hạch bạch huyết lân cận) | 68% |
Giai đoạn di căn (Tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan..) | 30% |
Kết hợp các giai đoạn | 93% |
Ung thư da là một bệnh lý về da nguy hiểm. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên da, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Ngoài ra, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa mà Bowtie đã giới thiệu để hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý này nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.