Vậy ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) có đặc điểm, dấu hiệu gì? Ở giai đoạn này, bệnh được điều trị như thế nào và tiên lượng sống ra sao? Để hiểu hơn về ung thư cổ tử cung giai đoạn II, mời bạn hãy cùng tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây của Công ty Bowtie nhé.
Ở giai đoạn II, các tế bào ung thư cổ tử cung đã lan đến 2/3 phần trên của âm đạo hoặc các mô xung quanh tử cung. Ung thư cổ tử cung giai đoạn II được chia thành các giai đoạn nhỏ dựa trên mức độ lan rộng của khối u, cụ thể như sau:
Thông thường, người bị ung thư cổ tử cung giai đoạn II rất khó phát hiện bệnh do triệu chứng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
Dưới đây là một số phương pháp có thể được sử dụng để chẩn đoán và xác định giai đoạn của ung thư cổ tử cung:
Theo các nghiên cứu khoa học và ý kiến từ phía bác sĩ chuyên khoa, nếu được phát hiện ở giai đoạn II, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể được điều trị hiệu quả và chữa khỏi thành công. Với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung ngày càng phát triển và mang lại khả năng điều trị thành công cao hơn.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2). Dựa vào nhiều yếu tố như mức độ tiến triển của bệnh, loại bệnh, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng thể, các bệnh lý nền đi kèm, mong muốn của bệnh nhân…, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Dưới đây là các phương pháp và phác đồ điều trị thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2):
Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị là những phương pháp chính thường được sử dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2), cụ thể như sau:
Phẫu thuật là một trong các phương pháp có thể được chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II, đặc biệt là giai đoạn IIA. Loại phẫu thuật áp dụng sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, giai đoạn bệnh và liệu bệnh nhân có mong muốn mang thai trong tương lai hay không. Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định là:
Ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) cũng có thể được điều trị bằng xạ trị nếu bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc không chọn phẫu thuật. Xạ trị cũng được sử dụng sau phẫu thuật nếu các tế bào ung thư chưa được loại bỏ hết mà vẫn còn tồn tại trong hoặc gần các cạnh của phần mô đã bị loại bỏ, trong các mạch máu hoặc mạch bạch huyết trong mô bị loại bỏ hoặc trong các hạch bạch huyết.
Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2), phương pháp xạ trị chùm tia bên ngoài có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp cùng phương pháp xạ trị áp sát. Trong hầu hết các trường hợp, xạ trị sẽ được kết hợp với hóa trị (hóa xạ trị đồng thời). Xạ trị thường được thực hiện 5 ngày/tuần trong 6 – 7 tuần.
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng thuốc gây độc tế bào để kìm hãm hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Như đã đề cập, hóa trị thường được thực hiện cùng xạ trị để giúp tăng hiệu quả của phương pháp này. Hóa trị cũng có thể được chỉ định hỗ trợ sau phẫu thuật. Các thuốc hóa trị thường được sử dụng là cisplatin hoặc cisplatin kết hợp với carboplatin.
Với 3 phương pháp kể trên, tùy vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Cụ thể, phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II như sau:
Trong giai đoạn này, các lựa chọn điều trị sẽ bao gồm:
Các lựa chọn điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIA2 có thể bao gồm:
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB (giai đoạn 2B) thường sẽ được điều trị bằng phương pháp hóa xạ trị. Thuốc hóa trị được sử dụng là cisplatin, carboplatin. Trong khi đó, xạ trị sẽ bao gồm cả xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị áp sát.
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) có khả năng điều trị thành công cao, tiên lượng sống tương đối khả quan. Tuy nhiên, thời gian sống thực tế của mỗi người bệnh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, loại bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe chung, phương pháp điều trị, sự đáp ứng của cơ thể đối với các phương pháp điều trị…
Cũng vì lý do này mà rất khó đưa ra một con số chính xác để dự đoán tuổi thọ và thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn II. Thay vào đó, các chuyên gia sức khỏe thường sử dụng khái niệm “tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm chẩn đoán bệnh”. Theo đó, tỷ lệ này ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn II là 70%. Tức là trong 100 bệnh nhân thì có khoảng 70 người có thể sống trên 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.
Trên thực tế, hiệu quả điều trị ở nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) sẽ tốt hơn so với dự đoán vì bản thân người bệnh tuân thủ điều trị, có những suy nghĩ tích cực về mặt tinh thần cũng như duy trì được những thói quen tốt, cụ thể là:
Để thu được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần phối hợp và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Sự chủ động chia sẻ của người bệnh về tình trạng của bản thân sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình hình và xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cố gắng không trì hoãn liệu trình điều trị sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài được thời gian sống thêm, cũng như thời gian tái phát bệnh cũng lâu hơn.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, kể cả ung thư cổ tử cung. Theo đó, người bệnh nên chọn ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như rau xanh, trái cây, protein, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất… Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Với bệnh nhân ung thư thì việc giữ vững tinh thần và suy nghĩ tích cực là điều rất quan trọng. Bởi khi bị bệnh hiểm nghèo, người bệnh càng lo lắng, càng buồn phiền, càng suy nghĩ nhiều thì lại càng khiến bệnh trở nên nặng hơn và dễ tiến triển. Do đó, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là một trong những “liều thuốc” giúp quá trình điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) hiệu quả hơn.
Người bệnh nên tâm sự nhiều hơn với nhóm chăm sóc sức khỏe của mình, người thân và gia đình để giải tỏa những nặng nề, áp lực trong suy nghĩ, cũng như tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Kết bạn và trò chuyện với các “đồng bệnh” cũng là một cách tuyệt vời để đạt được sự thấu cảm và chia sẻ.
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn II cũng như quá trình điều trị bệnh có thể khiến cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này, thay vì gắng sức, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đặc biệt nên cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ sức chống lại bệnh tật.
Dù bệnh nhân ung thư nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng cũng không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá nhiều. Thay vào đó, bạn nên cố gắng đi lại, vận động nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền… Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm mệt mỏi, duy trì cân bằng cũng như cải thiện tâm trạng cho người bệnh.
Trước, trong và sau khi điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2), bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, hoặc uống rượu, thức uống có cồn… để cải thiện tình trạng sức khỏe. Đồng thời, việc xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn hoặc tái phát sau điều trị.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn II (giai đoạn 2) cùng với đó là những việc cần làm để kiểm soát bệnh tốt hơn. Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan và luôn suy nghĩ tích cực để chiến thắng bệnh tật.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.