Vậy bệnh ung thư cổ tử cung là gì mà lại nguy hiểm như vậy? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng Công ty Bowtie theo dõi nhé!
Cổ tử cung là một đoạn ngắn nối tiếp giữa thân tử cung và âm đạo, được bao phủ bởi những tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc tử cung. Khi có bất thường xảy ra, các tế bào này sẽ biến đổi thành dạng tế bào tiền ung thư.
Lâu dần chúng có thể phát triển một cách không kiểm soát, cuối cùng dẫn đến hình thành khối u ác tính và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tế bào ung thư có thể xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn đến những vùng khác trong cơ thể.
Hiện nay, một số phương pháp sàng lọc có thể giúp tìm ra các tế bào tiền ung thư và không phải tất cả trường hợp đều tiến triển thành bệnh ung thư. Một trong những lý do đó là vì ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thời gian tiến triển rất dài, có thể phải mất từ 10 – 20 năm thì một tế bào mới có thể chuyển dạng thành ác tính. Hơn thế nữa, trong quá trình tiến triển thì các tế bào này cũng có khả năng tự thoái triển đi. Nhờ các chương trình sàng lọc phát hiện sớm, đặc biệt là với xét nghiệm phết tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap smear) mà tỷ lệ tử vong do bệnh đã giảm được tới 70%.
Mặc dù vậy, xu hướng mắc bệnh ung thư cổ tử cung vẫn ngày càng tăng lên. Trong năm 2020, đã ghi nhận 4.132 ca mắc mới cùng với 2.223 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung ở Việt Nam (theo số liệu của Globocan).
Tế bào cổ tử cung gồm 2 dạng chính là tế bào vảy và tế bào tuyến. Vì vậy, 2 loại ung thư cổ tử cung phổ biến sẽ là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào tuyến, cụ thể như sau:
Ngoài 2 loại chính kể trên, có một loại ung thư cổ tử cung hiếm gặp khác là ung thư biểu mô vảy tuyến hoặc ung thư biểu mô hỗn hợp. Loại ung thư này mang đặc điểm của cả ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào tuyến. Lymphoma và sarcoma cũng là những dạng ung thư cổ tử cung hiếm gặp khác.
Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn, bao gồm:
Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung thường khó nhận biết và không rõ ràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, một số dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà bệnh nhân có thể gặp phải là:
Với trường hợp ung thư đã lan đến mô hoặc cơ quan khác, các triệu chứng còn có thể bao gồm:
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung đều phát triển các triệu chứng giống nhau. Đôi khi, một số người có thể không gặp hoặc gặp rất ít biểu hiện. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác về các bất thường trong cơ thể.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi có sự thay đổi gen (đột biến gen) trong ADN của các tế bào cổ tử cung. Điều này khiến các tế bào tăng trưởng và phân chia không kiểm soát, từ đó tạo thành khối u ác tính.
Người nhiễm virus gây u nhú ở người (Human papilloma virus – HPV) là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Trong đó, HPV 16, HPV 18, HPV 31, HPV 33 và HPV 35 là các chủng có khả năng gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, sự hiện diện của một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:
Ngoài các biến chứng của bệnh, bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn đối mặt với nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Chẳng hạn như, phẫu thuật có thể gây chảy máu, nhiễm trùng, đau sau mổ… Hóa trị có khả năng gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, buồn nôn, nôn mửa… hoặc xạ trị gây khô miệng, khó nuốt, thay đổi khẩu vị, buồn nôn…
Việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc có thể giúp bệnh nhân tìm thấy các tế bào ung thư hoặc những vấn đề bất thường khác (tiền ung thư) ở giai đoạn sớm nhất, nhờ đó phát hiện được hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Phương pháp sàng lọc thường bao gồm:
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, bao gồm:
Ngoài ra, một số xét nghiệm thông thường khác có thể được chỉ định để cung cấp đầy đủ thông tin cho việc chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh, chẳng hạn như:
Dựa vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu cá nhân của mỗi bệnh nhân mà việc điều trị ung thư cổ tử cung có thể bao gồm một hoặc một số phương pháp sau đây:
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, bao gồm nhiều dạng phẫu thuật khác nhau tùy theo kích thước khối u:
Phương pháp này sử dụng các chùm tia bức xạ năng lượng cao như tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư, thường kết hợp với hóa trị liệu để điều trị trong các trường hợp ung thư cổ tử cung tiến triển cục bộ (hóa xạ đồng thời). Xạ trị cũng được chỉ định sau phẫu thuật để phòng ngừa ung thư tái phát.
Hai cách xạ trị trong ung thư cổ tử cung gồm:
Với phương pháp này, các thuốc gây độc tế bào được tiêm tĩnh mạch để đi vào máu và tiêu diệt tế bào ung thư ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.
Đối với ung thư cổ tử cung tiến triển cục bộ, hóa trị liều thấp thường được kết hợp với xạ trị vì có thể làm tăng tác dụng của bức xạ. Liều hóa trị cao hơn thường được khuyến nghị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh ung thư rất tiến triển.
Các thuốc nhắm mục tiêu sẽ tập trung vào những điểm bất thường cụ thể trên tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn các điểm này, thuốc sẽ tiêu diệt được tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường được kết hợp với hóa trị. Đây cũng có thể là lựa chọn điều trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tiến triển. Bevacizumab là một tác nhân kháng thể đơn dòng có tác dụng kháng lại sự tăng sinh mạch máu, đã được phê duyệt trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Liệu pháp miễn dịch sẽ sử dụng thuốc để giúp hệ miễn dịch tìm kiếm và chống lại các tế bào ung thư. Đối với ung thư cổ tử cung, liệu pháp này có thể được cân nhắc khi bệnh đã tiến triển và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Pembrolizumab là tác nhân miễn dịch đã được chấp thuận trong điều trị ung thư cổ tử cung.
Phương pháp chăm sóc giảm nhẹ cũng thường được áp dụng để giúp bệnh nhân giảm đau và làm dịu các triệu chứng khác của bệnh.
Mặc dù không thể kiểm soát được sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung nhưng một số biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh:
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bệnh ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 45. Bệnh hiếm khi phát triển ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Bệnh ung thư cổ tử cung không có khả năng lây truyền. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh không lây từ người sang người thông qua bất kỳ con đường nào. Bạn sẽ không thể nhiễm ung thư từ người khác nên hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh.
Hai dạng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào tuyến thường không liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng, một số dạng ung thư cổ tử cung hiếm gặp khác có thể do yếu tố di truyền gây ra. Cụ thể hơn, nếu một người có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư cổ tử cung thì khả năng mắc bệnh của người đó cũng sẽ cao hơn người bình thường. Trường hợp này có thể liên quan đến tình trạng di truyền khiến phụ nữ ít có khả năng chống lại sự phơi nhiễm HPV.
Trên thực tế, phương pháp siêu âm có thể giúp phát hiện sự tồn tại của các khối u ở vùng chậu. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là phương pháp ưu tiên và cũng không giúp chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung. Thay vào đó, bác sĩ thường chỉ định khám phụ khoa, soi cổ tử cung, phết tế bào âm đạo – cổ tử cung, thử nghiệm lugol, thử nghiệm acid acetic hoặc khoét chóp để chẩn đoán bệnh lý này.
Tương tự như các loại ung thư khác, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vẫn có cơ hội điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ và khu trú trong cổ tử cung. Khi khối u càng phát triển lớn và xâm lấn, di căn đến nhiều vị trí thì khả năng điều trị khỏi sẽ càng giảm. Đến cuối cùng, khi tiến triển tới giai đoạn cuối, bệnh có thể cướp đi mạng sống của người bệnh.
Trên thực tế, câu hỏi “Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?” thường khó được trả lời bằng một số năm cụ thể. Thay vào đó, các chuyên gia y tế thường dùng khái niệm tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm chẩn đoán làm giá trị tham khảo. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm ở những bệnh nhân ung thư cổ tử cung như sau:
Giai đoạn |
Tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm |
Giai đoạn khu trú (tế bào ung thư chưa lan ra khỏi cổ tử cung hoặc tử cung) | 92% |
Giai đoạn khu vực (Tế bào ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung, tử cung và đến các hạch bạch huyết lân cận) | 59% |
Giai đoạn di căn xa (Tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các cơ quan xa) | 17% |
Người bệnh ung thư cổ tử cung vẫn có thể quan hệ được. Ngay cả khi cắt bỏ tử cung hoặc xạ trị thì bệnh nhân vẫn có khả năng duy trì được “chuyện yêu”. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn điều trị ung thư vì sức khỏe lúc này đang suy yếu và không phù hợp để quan hệ. Hơn thế nữa, việc quan hệ trong thời gian này sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo từ khối u.
Khả năng mang thai sau điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị mà bệnh nhân đã thực hiện. Với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư hoặc cắt bỏ cổ tử cung trong giai đoạn đầu thì khả năng mang thai vẫn được duy trì.
Trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm cắt bỏ toàn bộ tử cung kết hợp cùng với liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị. Khi đó, bệnh nhân không thể mang thai được nữa.
Tuy nhiên, điều đáng mừng là hiện nay, bệnh nhân ung thư cổ tử cung dù mất khả năng sinh sản tự nhiên nhưng vẫn còn cơ hội có con ruột (ngoại trừ trường hợp đã cắt bỏ 2 phần phụ) thông qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Tóm lại, ung thư cổ tử cung có thể gây tác động nặng nề đến sức khỏe và tâm lý chung của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh có cơ hội chữa khỏi tương đối cao, đồng thời hạn chế được các biến chứng nếu như phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn đừng nên ngần ngại mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chỉ định thăm khám sớm nhất.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.