Ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể bạn vẫn cần tiêu hao năng lượng để duy trì các hoạt động chức năng. Khi đó, lượng calo cơ thể sử dụng sẽ được biểu thị bởi tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR). Nhằm tìm hiểu rõ hơn về chỉ số này, mời bạn theo dõi tiếp nội dung trong bài viết dưới đây của Bowtie nhé.
Có nhiều công thức được áp dụng để tính tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể. Dưới đây là một số công thức phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Đối tượng | Công thức tính BMR |
Nam giới | BMR (calo/ngày) = 10 x Cân nặng (kg) + 6.25 x Chiều cao (cm) – 5 x Tuổi tác (năm) + 5 |
Nữ giới | BMR (calo/ngày) = 10 x Cân nặng (kg) + 6.25 x Chiều cao (cm) – 5 x Tuổi tác (năm) – 161 |
Đối tượng | Công thức tính BMR |
Nam giới | BMR (calo/ngày) = 66,5 + (13.8 × Cân nặng tính bằng kg) + (5 × Chiều cao tính bằng cm) – (6.8 × Tuổi tác tính bằng năm) |
Nữ giới | BMR (calo/ngày) = 655 + (9.6 × Cân nặng tính bằng kg) + (1.8 × Chiều cao tính bằng cm) – (4.7 × Tuổi tác tính bằng năm) |
Đa số nam giới có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản nằm trong khoảng 1600 – 1800 calo mỗi ngày. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nữ giới là khoảng 1550 calo/ngày. Nếu bạn trên 40 tuổi, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản thường chỉ là 1200 calo/ngày.
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản ở mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Các bài tập hiếu khí như chạy bộ hoặc đạp xe đạp không ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của bạn. Tuy nhiên, các bài tập kỵ khí, chẳng hạn như nâng tạ, có thể gián tiếp làm tăng tỷ lệ BMR vì giúp tăng khối lượng cơ và tăng mức độ tiêu thụ năng lượng khi nghỉ ngơi. Khối lượng cơ bắp trong cơ thể càng nhiều thì BMR cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể càng cao.
Một người càng lớn tuổi và ít vận động thì tỷ lệ trao đổi chất cơ bản hoặc lượng calo tối thiểu cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan ở một mức độ nhất định càng thấp.
Đặc điểm di truyền có thể ảnh hưởng đến BMR.
Thời tiết lạnh sẽ làm tăng chỉ số BMR vì cơ thể cần sử dụng năng lượng để cân bằng và điều hòa thân nhiệt. Tương tự như vậy, việc nhiệt độ bên ngoài quá cao cũng có thể làm tăng chỉ số BMR vì cơ thể cần tiêu hao năng lượng để làm mát các cơ quan nội tạng.
Các bữa ăn nhỏ, chia đều trong ngày sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản trong cơ thể. Mặt khác, tình trạng đói có khả năng làm giảm tỷ lệ này tới 30%. Bởi lúc đói, cơ thể sẽ giảm các hoạt động và chức năng như giảm mức năng lượng, giảm khả năng điều chỉnh tâm trạng, duy trì thể chất và chức năng của não bộ để sử dụng hiệu quả hơn năng lượng ít ỏi hiện có.
Cơ thể người mẹ cần hoạt động để duy trì sự phát triển của bào thai trong bụng, từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Đây cũng là lý do vì sao phụ nữ mang thai có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, tình trạng mãn kinh có thể làm tăng hoặc giảm mức BMR tùy vào sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Một số loại thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có thể làm tăng mức BMR trong cơ thể.
Tình trạng sốt có thể dẫn đến tăng tạm thời tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Điều này được giải thích là do sốt gây tăng thân nhiệt.
Cường giáp làm tăng mức BMR vì hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Ngược lại, việc giảm sản xuất hormone tuyến giáp sẽ khiến mức BMR giảm. Một số bệnh lý ung thư cũng có thể khiến chỉ số BMR tăng cao do hoạt động trao đổi chất của các tế bào ung thư thường cao hơn tế bào bình thường.
Nếu quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra quá nhanh, bạn sẽ khó tăng cân dù ăn rất nhiều. Ngược lại, người có tốc độ trao đổi chất chậm có xu hướng tăng cân và tích tụ mỡ ở những khu vực như bụng, xung quanh các cơ quan nội tạng và trong gan. Kiểu tăng cân này có liên quan đến nguy cơ dẫn đến đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) cho biết lượng calo mà cơ thể cần để duy trì các hoạt động chức năng khi nghỉ ngơi. Bạn nên giữ chỉ số này ở mức ổn định để duy trì sức khỏe tốt nhất. Hãy thử áp dụng một số phương pháp mà Bowtie đã giới thiệu ở trên để điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.