Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Tìm hiểu đôi nét về tỷ lệ nước ngoại bào (ECW/TBW)

Tỷ lệ nước ngoại bào (ECW/TBW) cho thấy mối quan hệ giữa lượng nước nằm ở ngoài tế bào với tổng lượng nước trong cơ thể. Đây là một chỉ số giúp bạn theo dõi sự cân bằng nước trong cơ thể, tình trạng hydrat hóa cũng như sức khỏe tổng thể.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-06-27
Cập nhật ngày 2023-06-27
Nội dung chính
Lượng nước ngoại bào (ECW) và lượng nước nội bào (ICW) là gì?Tỷ lệ nước ngoại bào bình thường là bao nhiêu?Vì sao lượng nước ngoại bào lại tăng cao? Rủi ro nào có thể xảy ra khi lượng nước ngoại bào tăng lên? Làm cách nào để ổn định tỷ lệ ECW/TBW?
Tìm hiểu đôi nét về tỷ lệ nước ngoại bào (ECW/TBW)

Vậy tỷ lệ nước ngoại bào là gì? Giá trị bình thường của chỉ số này là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ nước ngoại bào bất thường thì có vấn đề gì không và làm cách nào ổn định chỉ số này? Mời bạn hãy cùng Bowtie tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi trên trong bài viết sau đây nhé.

Lượng nước ngoại bào (ECW) và lượng nước nội bào (ICW) là gì?

Lượng nước ngoại bào (Extracellular water – ECW) là lượng nước nằm bên ngoài các tế bào. Lượng nước này rất quan trọng bởi chúng giúp kiểm soát hoạt động và sự di chuyển của các chất điện giải, hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đến tế bào và loại bỏ chất thải từ quá trình trao đổi chất khỏi tế bào. 

Lượng nước nội bào (Intracellular water – ICW) là lượng chất lỏng nằm bên trong các tế bào của cơ thể. Lượng nước nội bào cũng rất quan trọng vì chúng cho phép các phân tử di chuyển dễ dàng trong tế bào. 

Tỷ lệ nước ngoại bào bình thường là bao nhiêu?

Ở trạng thái khỏe mạnh, tỷ lệ nước ngoại bào (ECW/TBW) sẽ nằm trong khoảng 0,36 – 0,39. Giá trị gần với 0,36 (hoặc thấp hơn) thường gặp ở những vận động viên và phản ánh lượng nước nội bào, khối lượng cơ thể nạc và khả năng duy trì chất dinh dưỡng của tế bào cao hơn bình thường.

Ngược lại, giá trị gần 0,39 cho thấy lượng nước ngoại bào lớn hơn, khối lượng mỡ trong cơ thể, tình trạng viêm và mất nước nhiều hơn. Nếu tỷ lệ ECW/TBW vượt mức 0,4, bạn nên trao đổi với bác sĩ ngay.

Vì sao lượng nước ngoại bào lại tăng cao?

Lượng nước ngoại bào tăng cao là dấu hiệu sớm của một số tình trạng mất cân bằng trong cơ thể. Các tình trạng này có thể là mất cân bằng nồng độ hormone, protein, natri, kali, magie hoặc pH. Do các tình trạng mất cân bằng trong cơ thể, bạn có khả năng gặp phải các triệu chứng như tăng huyết áp, mất tỉnh táo, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi hoặc khó thở. 

Tình trạng tăng lượng nước ngoại bào thường đi kèm với tăng lượng nước nội bào. Tuy nhiên, nếu lượng nước ngoại bào tăng mà lượng nước nội bào không tăng tương ứng thì có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc bệnh lý.

Rủi ro nào có thể xảy ra khi lượng nước ngoại bào tăng lên?

Sự gia tăng lượng chất béo trong cơ thể có khả năng đi kèm với sự gia tăng lượng nước ngoại bào. Nói cách khác, chất béo làm giảm lượng nước nội bào. Tình trạng tăng lượng nước ngoại bào (hay lượng nước bên ngoài tế bào) có thể khiến bạn tăng cân và bị sưng, phù nề ở các chi.

Làm cách nào để ổn định tỷ lệ ECW/TBW?

Giảm lượng natri (muối) tiêu thụ trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn giảm lượng nước ngoại bào dư thừa. Tình trạng tăng ECW do béo phì có thể được khắc phục nhờ tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên. Tăng khối lượng cơ thể nạc hay tăng khối lượng cơ bắp thông qua việc tập thể dục cũng giúp tăng lượng nước nội bào và giảm lượng nước ngoại bào.

Như vậy, bài viết trên của Bowtie đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tỷ lệ nước ngoại bào. Hy vọng qua đó, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của chỉ số này cũng như biết cách để ổn định tỷ lệ ECW/TBW nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Đau bụng xung quanh rốn là dấu hiệu gì? Mẹo giúp giảm đau hiệu quả Đau bụng xung quanh rốn là dấu hiệu gì? Mẹo giúp giảm đau hiệu quả
Kiến thức sức khỏe

Đau bụng xung quanh rốn là dấu hiệu gì? Mẹo giúp giảm đau hiệu quả

Quả nhãn chứa bao nhiêu calo? Ăn nhãn có tốt cho sức khỏe không? Quả nhãn chứa bao nhiêu calo? Ăn nhãn có tốt cho sức khỏe không?
Kiến thức sức khỏe

Quả nhãn chứa bao nhiêu calo? Ăn nhãn có tốt cho sức khỏe không?

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Liều cho mỗi đối tượng Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Liều cho mỗi đối tượng
Kiến thức sức khỏe

Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày? Liều cho mỗi đối tượng

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK