Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

11 triệu chứng tăng huyết áp giúp phát hiện sớm bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp được biết đến là “thủ phạm giết người trong âm thầm”. Bởi nhiều trường hợp, dù chỉ số huyết áp cao đến mức nguy hiểm nhưng bệnh nhân vẫn không nhận thấy bất kỳ triệu chứng tăng huyết áp nào.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-28
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
1. Đau đầu2. Chảy máu cam3. Đau tức ngực4. Chóng mặt5. Khó thở6. Xuất hiện vệt máu trong mắt7. Thay đổi thị lực8. Tê và ngứa ran ở các chi9. Buồn nôn, nôn10. Tiểu máu11. Mất ngủ
9 triệu chứng tăng huyết áp giúp phát hiện

Huyết áp tăng cao lâu ngày sẽ gây tổn thương nghiêm trọng mạch máu và tim, từ đó dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đột tử. Tuy nhiên, làm thế nào phát hiện sớm tăng huyết áp lại là một việc không hề dễ dàng bởi bệnh ít biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt, đặc biệt khi huyết áp chỉ tăng nhẹ. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi huyết áp tăng rất cao, đôi khi chỉ “lộ diện” trong các đợt tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu. 

Thêm vào đó, việc nhận biết các triệu chứng huyết áp tăng cao khi chúng xuất hiện cũng thường khó khăn do người bệnh không có đủ thông tin. Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp có thể xảy ra sẽ giúp bạn xác định được bệnh ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ. 

Vậy tăng huyết áp có biểu hiện, triệu chứng gì? Dưới đây là 11 biểu hiện của người tăng huyết áp: 

1. Đau đầu

Thông thường, tình trạng đau đầu không xuất hiện trong trường hợp huyết áp chỉ tăng nhẹ. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng tăng huyết áp này trong các cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu, xảy ra khi chỉ số huyết áp đạt mức 180/120mmHg hoặc hơn.

2. Chảy máu cam

Cùng với đau đầu, chảy máu cam cũng là một trong các triệu chứng của cơn tăng huyết áp khẩn cấp hoặc cấp cứu xảy ra đột ngột. Tăng huyết áp sẽ làm các mạch máu trong mũi phình lên và vỡ ra, từ đó gây chảy máu. 

Nếu huyết áp của bạn tăng cao bất thường, có kèm theo đau đầu, chảy máu cam và mệt mỏi, bạn hãy nghỉ ngơi trong 5 phút và tiến hành kiểm tra lại huyết áp. Nếu huyết áp vẫn cao thì hãy gọi cấp cứu.

3. Đau tức ngực

Tình trạng cao huyết áp có thể gây tác động xấu đến các động mạch, khiến chúng trở nên kém linh hoạt và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Việc lưu lượng máu đến tim giảm sẽ gây đau tức ngực, nghiêm trọng hơn là suy tim và nhồi máu cơ tim.

4. Chóng mặt

Chóng mặt và mất thăng bằng là những dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ do tăng huyết áp. Các vấn đề này thường xảy ra do tình trạng thiếu máu mang oxy cung cấp cho não. Nếu tình trạng chóng mặt liên quan đến việc thay đổi tư thế quá nhanh thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu cơn chóng mặt không biến mất sau một thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. 

5. Khó thở

Khó thở là triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân có thể gặp phải khi bị tăng huyết áp phổi. Đây là tình trạng huyết áp tăng cao xảy ra ở động mạch phổi. Bệnh nhân thường cảm thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày như leo cầu thang, đi bộ hoặc tập thể dục. 

Bài viết liên quan: 

6. Xuất hiện vệt máu trong mắt

Các vệt máu xuất hiện trong mắt có thể là triệu chứng cảnh báo tăng huyết áp. Huyết áp cao khiến các mạch máu ở võng mạc trở nên cứng, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương. Khi tình trạng tồi tệ hơn, một số mạch máu bắt đầu rò rỉ và bệnh nhân có thể nhìn thấy các vệt máu trong mắt. 

Vết máu trong mắt là triệu chứng tăng huyết áp
Bạn đừng chủ quan khi thấy các vệt máu trong mắt vì đó có thể là triệu chứng tăng huyết áp.

7. Thay đổi thị lực

Huyết áp tăng cao trong thời gian dài không chỉ làm tổn thương mạch máu mà còn gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mắt và khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, giảm thị lực. Đây là một trong những triệu chứng cơ năng của tăng huyết áp mà bệnh nhân dễ gặp phải. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.

8. Tê và ngứa ran ở các chi

Cao huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các đầu dây thần kinh ở nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tứ chi. Theo đó, người bệnh sẽ có cảm giác tê, ngứa râm ran ở tay và chân.

9. Buồn nôn, nôn

Dù không thường gặp nhưng buồn nôn, nôn cũng có thể là một triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Theo đó, huyết áp dao động sẽ gây rối loạn tiêu hóa và có thể dẫn đến buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, triệu chứng cao huyết áp này dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vì vậy, nếu bị buồn nôn hoặc nôn kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân cụ thể.

10. Tiểu máu

Trong một số ít trường hợp, tình trạng tiểu máu (xuất hiện máu trong nước tiểu) có thể là dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Thông thường, khi xuất hiện triệu chứng này có nghĩa là bệnh cao huyết áp đã gây biến chứng lên thận hoặc đường tiết niệu. Nước tiểu sẽ có màu hồng, đỏ hoặc nâu.

11. Mất ngủ

Trong khi tình trạng mất ngủ có thể gây tăng huyết áp thì ngược lại, tăng huyết áp cũng có khả năng dẫn đến mất ngủ. Bệnh cao huyết áp tạo áp lực cho các mạch máu và có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Vì vậy, nếu bị mất ngủ kéo dài kèm theo các dấu hiệu huyết áp tăng kể trên, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ cụ thể nhé.

Hy vọng Website Bowtie đã giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng tăng huyết áp nhằm phát hiện sớm “kẻ giết người thầm lặng” này. Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào của bệnh tăng huyết áp, bạn đừng chủ quan mà hãy tiến hành thăm khám ngay, bạn nhé.  

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim 9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim
Bệnh tim mạch

9 dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Những điểm khác biệt Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Những điểm khác biệt
Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Những điểm khác biệt

Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả
Bệnh tim mạch

Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp khoa học giúp điều trị hiệu quả

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK