Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Bệnh có thể khiến người bệnh bị hắt hơi, đau họng, chảy mũi hoặc nghẹt mũi, ho khan… Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện trong 1- 3 ngày sau khi phơi nhiễm virus.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-01-05
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Cảm lạnh có triệu chứng gì?Đừng nhầm lẫn triệu chứng cảm lạnh và cúmKhi nào nên đến gặp bác sĩ?Cách cải thiện triệu chứng cảm lạnh
Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường

Vì đều là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nên cảm lạnh và cúm có nhiều triệu chứng giống nhau, từ đó dễ gây nhầm lẫn và đánh giá sai mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy cảm lạnh có triệu chứng gì? Làm sao để phân biệt dấu hiệu cảm lạnh và cúm? Hãy cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn về triệu chứng cảm lạnh trong bài viết này nhé.

Cảm lạnh có triệu chứng gì?

Các triệu chứng cảm lạnh có thể bắt đầu xuất hiện trong khoảng 1 – 3 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Dấu hiệu ban đầu thường gặp là hắt hơi, đau họng và mệt mỏi. Sau đó, các triệu chứng khác có thể lần lượt xuất hiện. Các triệu chứng cảm lạnh mà bệnh nhân có thể gặp phải là:

  • Hắt hơi
  • Chảy nước mũi liên tục hoặc nghẹt mũi, nước mũi tiết ra ban đầu trong suốt, sau đó có thể chuyển sang màu trắng, vàng hoặc xanh
  • Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát
  • Khan tiếng
  • Chảy nước mắt
  • Ít có trường hợp bị sốt, nếu có thì chỉ sốt nhẹ
  • Ho khan
  • Đau cơ và xương
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Ớn lạnh
  • Tăng áp lực ở tai và mặt
  • Mất tạm thời vị giác, không cảm nhận được mùi vị
  • Chán ăn, đôi khi buồn nôn và nôn

Dấu hiệu cảm lạnh ở người lớn và trẻ em khá giống nhau. Các triệu chứng thường nặng nhất trong khoảng 2 – 3 ngày đầu khởi phát bệnh và dần cải thiện theo thời gian. Trẻ lớn và người lớn thường bị cảm lạnh trong khoảng 7 – 10 ngày. Trong khi đó, triệu chứng cảm lạnh có thể tồn tại lâu hơn ở trẻ nhỏ, khoảng 10 – 14 ngày, do hệ miễn dịch của các bé còn yếu.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cảm lạnh: Căn bệnh thường gặp nhưng ít người hiểu rõ

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cúm A: Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cúm A có lây không và lây qua đường nào?

Đừng nhầm lẫn triệu chứng cảm lạnh và cúm

Vì cùng là các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nên cảm lạnh và cúm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, cảm lạnh thường nhẹ, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và hiếm khi gây ra biến chứng (đôi khi có thể gây nhiễm trùng thứ phát). Ngược lại, cúm thường nặng hơn và có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, thậm chí tử vong. Vì vậy, bạn cần phân biệt rõ triệu chứng của cảm lạnh và cúm.

Cảm lạnh Cúm
Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ Sốt cao
Đôi khi đau đầu Đau đầu là triệu chứng phổ biến
Nghẹt mũi, sổ mũi Ít ảnh hưởng đến mũi
Hắt hơi nhiều, thường xuyên Chỉ đôi khi mới hắt hơi
Ho nhẹ, thường là ho khan Thường ho nghiêm trọng
Đau nhức cơ xương khớp hoặc đau người nhẹ Đau nhức dữ dội, nghiêm trọng
Viêm họng, đau rát họng Đôi khi đau họng
Mệt mỏi, uể oải nhẹ Vô cùng kiệt sức, mệt mỏi

Thời gian mắc cảm lạnh hoặc cúm cũng không giống nhau, tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và khả năng miễn dịch của cơ thể. Thông thường, cảm lạnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Với những trường hợp miễn dịch kém, triệu chứng ho do cảm lạnh có thể kéo dài sang tuần thứ hai. Trong khi đó, thời gian bị cúm thường kéo dài hơn, từ một tuần đến vài tuần. Thậm chí, nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon và ho khan kéo dài 6 – 8 tuần sau đó.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Dù thường tự khỏi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và hiếm khi gây biến chứng nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân cảm lạnh sẽ cần đến sự can thiệp y tế. Theo đó, nếu nhận thấy các triệu chứng sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.

Đối với người lớn

Người lớn bị cảm lạnh nên đến bệnh viện khi gặp các triệu chứng như: 

  • Các triệu chứng trở nên tồi tệ hoặc không cải thiện theo thời gian
  • Xuất hiện tình trạng sốt cao trên 38,5℃ và kéo dài hơn ba ngày
  • Có tình trạng sốt trở lại sau một thời gian không sốt
  • Khó thở, thở khò khè, đau họng nặng, đau đầu hoặc đau xoang

Đối với trẻ nhỏ

Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng cảm cúm và đưa trẻ đến bệnh viện nếu nhận thấy: 

  • Trẻ sơ sinh sốt 38℃ 
  • Trẻ có biểu hiện sốt với thân nhiệt tăng dần hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày mà không có biểu hiện giảm sốt 
  • Xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, đau họng, đau tai, ho, khó thở, thở khò khè
  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ nhiều li bì…

Cách cải thiện triệu chứng cảm lạnh

Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu để điều trị hoặc rút ngắn thời gian mắc cảm lạnh thông thường. Hầu hết bệnh nhân có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị. Việc điều trị thường để giúp làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh như đau đầu, đau họng, ho… Theo đó, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân cảm lạnh các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau hoặc hạ sốt như paracetamol, ibuprofen
  • Thuốc xịt hoặc nhỏ mũi để giúp thông mũi
  • Thuốc ho hoặc siro ho

Ngoài ra, bệnh nhân có thể thực hiện thêm một số cách sau đây để làm giảm triệu chứng của bệnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn:

  • Uống nhiều nước: Bệnh nhân cảm lạnh nên uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước canh hoặc nước chanh ấm, đồng thời hạn chế các loại thức uống chứa caffeine và cồn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức
  • Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng: Bệnh nhân cảm cúm nên giữ cho không gian sinh hoạt ấm áp nhưng không nên quá nóng. Nếu không khí bị khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng nghẹt mũi và ho do cảm lạnh. 
  • Súc họng bằng nước muối: Nếu bị cảm lạnh, bạn có thể pha nước muối ấm để súc họng nhằm làm dịu cơn đau họng. 

Cảm lạnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi… Tuy nhiên, bệnh thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vài ngày. Nếu nhận thấy các dấu hiệu cảm lạnh nặng, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và hỗ trợ.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?
Các bệnh lý khác

Bệnh đậu mùa khỉ có lây không và lây qua đường nào?

Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé
Các bệnh lý khác

Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé

Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết
Các bệnh lý khác

Đái tháo đường type 1 và những điều cần biết

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK