Vậy trẻ bị sốt, giật mình khi ngủ có nguy hiểm không? Vì sao trẻ ngủ hay giật mình khi bị sốt? Bố mẹ cần làm gì khi thấy trẻ bị sốt và hay giật mình khi ngủ? Trong bài viết dưới đây, Bảo hiểm Bowtie sẽ giải đáp những băn khoăn kể trên để giúp bạn bớt lo lắng phần nào cũng như biết nên làm gì khi rơi vào tình huống này nhé!
Trẻ bị sốt, giật mình khi ngủ là tình trạng phổ biến. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, trong đó, giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi là thường gặp nhất.
Trẻ sốt, ngủ giật mình có thể được chia làm 2 dạng là đơn thuần và phức hợp. Bé nhà bạn sẽ thuộc dạng đơn thuần nếu tình trạng sốt, hay giật mình ở trẻ đáp ứng 3 tiêu chí:
Nếu bất kỳ tiêu chí nào trong ba tiêu chí trên không thỏa mãn thì tình trạng sốt, giật mình ở trẻ được xem là phức hợp. Đối với tình trạng sốt, giật mình phức hợp, bạn sẽ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Bài viết hữu ích:
Tình trạng trẻ nhỏ ngủ hay giật mình khi bị sốt khá thường gặp và thường xuất hiện trong ngày đầu tiên khi trẻ sốt, nhất là nếu trẻ sốt trên 38°C. Nguyên nhân lý giải vì sao trẻ ngủ hay giật mình khi bị sốt là do não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này dẫn đến việc não bộ khá “nhạy cảm” với sự thay đổi của thân nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao đột ngột, não bộ của trẻ có thể bị kích thích và gây ra tình trạng giật mình khi ngủ.
Ngoài ra, tình trạng trẻ sốt, hay bị giật mình còn có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người hay ngủ bị giật mình khi bị sốt hoặc có tiền sử co giật thì bé cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Đối với các bé chỉ bị sốt, giật mình đơn thuần, cơn giật mình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng vài chục giây đến vài phút) và không đi cùng với các biểu hiện bất thường khác thì bạn không cần quá lo lắng. Đa phần, các cơn sốt giật mình như vậy thường lành tính, không gây nguy hiểm cho bé và cũng không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trường hợp trẻ có các biểu hiện co giật kéo dài hoặc trẻ hay bị giật mình liên tục thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám.
Bên cạnh đó, với trường hợp trẻ sốt do tay chân miệng thì bạn cũng cần lưu ý đến tình trạng trẻ sốt, ngủ giật mình. Bởi giật mình khi ngủ do sốt trong bệnh tay chân miệng là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất cho thấy bệnh trở nặng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Không những vậy, hầu hết các bé bị tay chân miệng trở nặng đều có dấu hiệu cảnh báo là giật mình, thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ. Nếu trong vòng 30 phút mà bạn thấy bé giật mình từ 2 lần trở lên thì chắc chắn là bệnh trở nặng và bé cần được đưa đi bệnh viện ngay. Ngoài dấu hiệu giật mình, trẻ bị tay chân miệng trở nặng còn có nhiều dấu hiệu khác bạn cần cảnh giác như:
Nhìn thấy trẻ sốt, ngủ giật mình có thể là điều đáng sợ, gây hoang mang cho nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, lúc này, bạn sẽ cần hết sức bình tĩnh và theo dõi các biểu hiện của bé. Nếu bé chỉ bị giật mình nhẹ, không quá 5 phút thì bạn có thể thử một số cách chăm sóc tại nhà như:
Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức:
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ sốt, ngủ hay giật mình mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn. Trẻ nhỏ sốt, ngủ hay giật mình là tình trạng cũng khá phổ biến. Khi bé gặp phải tình trạng này, bạn hãy bình tĩnh và chú ý theo dõi. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc bé có các biểu hiện bất thường thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.