Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?

“Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bowtie sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp cho bạn thêm một số thông tin về các phương pháp được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2 hiện nay.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-11-22
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Tiểu đường type 2 có chữa được không?Phương pháp điều trị tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?

Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tình trạng này khiến lượng đường trong máu cao hơn bình thường và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng của tiểu đường type 2 như bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh, bệnh thận, vấn đề ở da, vấn đề răng miệng, rối loạn sinh lý, suy giảm trí nhớ…

Dù là bệnh lý nguy hiểm như vậy nhưng liệu tiểu đường type 2 có chữa được không? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nhận biết 11 triệu chứng đái tháo đường type 2

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh võng mạc tiểu đường - Biến chứng mắt của tiểu đường

Tiểu đường type 2 có chữa được không?

Một sự thật đáng buồn là tính đến hiện nay, bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị tiểu đường type 2 sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết ở mức mục tiêu, từ đó làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. 

Phác đồ điều trị tiểu đường type 2 là sự kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần phối hợp điều trị hạ glucose máu với điều chỉnh các rối loạn lipid máu, duy trì số đo huyết áp hợp lý và phòng ngừa các rối loạn đông máu. 

Bài viết liên quan: Nguyên nhân bệnh tiểu đường. Làm thể nào để phòng tránh bệnh tiểu đường ?

Phương pháp điều trị tiểu đường type 2

Như đã đề cập, bệnh tiểu đường type 2 chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để kiểm soát tiểu đường type 2, bệnh nhân cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Dưới đây là các phương pháp giúp bệnh nhân quản lý bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát và điều trị tiểu đường type 2. Bởi chế độ ăn cung cấp nhiều đường và carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu. Rượu và các loại đồ uống có cồn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự và làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. 

Theo đó, bệnh nhân tiểu đường type 2 nên:

  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn vào các thời điểm nhất định trong ngày
  • Lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như bánh mì nguyên cám, các loại đậu, trái cây… để giúp lượng đường trong máu không tăng quá nhanh và quá cao sau khi ăn 
  • Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt…), protein nạc (thịt gà, trứng, hải sản…), protein từ thực vật (đậu phụ, các loại đậu, các loại hạt…)
  • Hạn chế tiêu thụ ngũ cốc tinh chế, các loại rau củ có tinh bột, thực phẩm cung cấp nhiều carbohydrate nhưng ít chất dinh dưỡng như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…
  • Hạn chế chất béo bão hòa, hãy sử dụng các loại dầu ăn tốt cho sức khỏe như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải

Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường type 2. Bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời hướng dẫn bạn cách theo dõi lượng carbohydrate dung nạp để giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.

Tiểu đường type 2 có chữa được không? Kiểm soát bệnh nhờ chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tiểu đường type 2.

Vận động thể chất thường xuyên

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường type 2 như giảm lượng đường trong máu, cải thiện lưu lượng máu, hạ huyết áp, hỗ trợ quá trình giảm cân, giải tỏa căng thẳng và giúp tăng cường sức khỏe. Theo đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe của bản thân như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ, tập tạ, yoga…  

Người bệnh tiểu đường type 2 nên ưu tiên lựa chọn các hoạt động mình yêu thích vì điều này sẽ giúp bệnh nhân duy trì việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Theo đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường type 2  nên vận động thể chất ở mức độ vừa phải trong khoảng 30 – 60 phút/ngày, ít nhất 2 – 3 ngày/ tuần. Trong quá trình luyện tập, bạn nên mang theo một ít thức ăn hoặc nước trái cây để phòng trường hợp lượng đường trong máu giảm thấp do luyện tập quá mức.  

Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nếu phải ngồi làm việc lâu, bạn nên dành ra vài phút để đứng dậy, đi lại hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút. 

Kiểm soát cân nặng

Việc giảm cân sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 kiểm soát mức đường huyết, cholesterol, lipid trong máu và huyết áp tốt hơn. Một số bệnh nhân có thể ngừng dùng thuốc sau khi giảm cân thành công và duy trì được cân nặng phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện các phương pháp giảm cân và kiểm soát cân nặng lành mạnh như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể chất thường xuyên… 

Theo dõi lượng đường trong máu

Người bệnh tiểu đường type 2 được khuyến khích nên kiểm tra đường huyết nhiều lần mỗi ngày để đảm bảo rằng lượng đường trong máu vẫn nằm ở mức mục tiêu. Việc này cũng giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của quá trình kiểm soát tiểu đường và điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần. 

Việc kiểm tra đường huyết thường được thực hiện vào các thời điểm:

  • Ngay khi vừa thức dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Trước mỗi bữa ăn
  • Hai giờ sau mỗi bữa ăn
  • Trước khi đi ngủ

Bệnh nhân tiểu đường type 2 đang sử dụng insulin hoặc thường xuyên bị hạ đường huyết sẽ cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn. 

Tiểu đường type 2 có chữa được không? Kiểm soát bệnh nhờ kiểm tra đường huyết thường xuyên
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Sử dụng thuốc

Nếu không thể kiểm soát mức đường huyết bằng chế độ ăn uống và luyện tập, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 thường được sử dụng là: 

  • Metformin: Đây thường là loại thuốc đầu tiên được kê đơn cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Thuốc có tác dụng làm giảm sản xuất glucose ở gan và cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể đối với insulin. Một số bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin B12 trong quá trình sử dụng metformin. Một số khác có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… nhưng sau đó có thể cải thiện dần.
  • Sulfonylurea: Nhóm sulfonylurea gồm các thuốc như glyburide, glipizide, glimepiride… giúp kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn. Khi sử dụng, thuốc có thể gây hạ đường huyết và tăng cân.
  • Glinide: Loại thuốc này giúp kích thích tuyến tụy sản xuất ra nhiều insulin hơn. Chúng hoạt động nhanh hơn so với sulfonylurea nhưng thời gian tác dụng thường ngắn hơn. 
  • Thiazolidinediones: Nhóm thuốc này giúp làm tăng tính nhạy cảm của các mô trong cơ thể đối với insulin. Như các thuốc khác, thiazolidinediones có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nguy cơ phát triển suy tim sung huyết, ung thư bàng quang, gãy xương, tăng cholesterol, tăng cân… 
  • Thuốc ức chế DPP-4: Các thuốc này có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu nhưng tác dụng thường không cao. 
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Đây là các thuốc dạng tiêm có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp giảm lượng đường trong máu. Việc sử dụng thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 thường liên quan đến việc giảm cân, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 
  • Thuốc ức chế SGLT2: Đây là nhóm thuốc có khả năng ức chế không cho glucose trở lại máu, giảm tái hấp thu và tăng bài tiết glucose qua nước tiểu, từ đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nhóm thuốc này cũng giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở những bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề này.
  • Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác có thể được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân tiểu đường type 2 như thuốc hạ huyết áp, thuốc kiểm soát cholesterol cũng như aspirin liều thấp để giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.

Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Trước đây, liệu pháp insulin thường là phương pháp cuối cùng được sử dụng trong điều trị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, ngày nay, insulin có thể được chỉ định sớm hơn nếu bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức mục tiêu bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng các loại thuốc khác. Loại insulin, liều lượng và thời gian sử dụng sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên mức độ ổn định đường huyết của bệnh nhân. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không và điều trị thế nào?”. Dù chưa có cách điều trị dứt điểm nhưng bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và dùng thuốc.  

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Triệu chứng viêm phổi theo nguyên nhân và đối tượng Triệu chứng viêm phổi theo nguyên nhân và đối tượng
Các bệnh lý khác

Triệu chứng viêm phổi theo nguyên nhân và đối tượng

Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết
Các bệnh lý khác

Tiêu chảy cấp và những điều bạn chưa biết

Chứng khó tiêu: Vấn đề tiêu hóa thường gặp Chứng khó tiêu: Vấn đề tiêu hóa thường gặp
Các bệnh lý khác

Chứng khó tiêu: Vấn đề tiêu hóa thường gặp

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK