Ung thư
Ung thư

Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là cách phụ nữ bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để vaccine phát huy hiệu quả tối đa, bạn cần biết được trước và sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-23
Cập nhật ngày 2023-08-23
Nội dung chính
Đôi nét về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cungNhững lưu ý trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cungSau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?Một số câu hỏi thường gặp về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong ở nữ giới. Vì vậy, phụ nữ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung hay vaccine ngừa virus gây u nhú ở người (Human papillomavirus – HPV).

Đôi nét về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Việc nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV) là một trong những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh ung thư cổ tử cung. Không chỉ làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV không được điều trị hiệu quả còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục ở phụ nữ. 

Việc phòng ngừa lây nhiễm HPV là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, tiêm vaccine ngừa HPV là cách mang lại hiệu quả cao trong việc phòng chống loại virus có khả năng gây ung thư cổ tử cung này. Vì vậy, khi nhắc đến tiêm phòng ung thư cổ tử cung có nghĩa là tiêm vaccine ngừa HPV.

Ở Việt Nam, hiện có 3 loại vaccine phòng HPV phổ biến là:

  • Gardasil 4: Đây là vaccine phòng HPV do tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) cung cấp, dành cho trẻ em và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Loại vaccine này được tiêm 3 mũi và giúp phòng ngừa 4 chủng HPV là 6, 11, 16, 18.
  • Gardasil 9: So với Gardasil 4, vaccine Gardasil 9 giúp phòng ngừa đến 9 chủng HPV bao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Số mũi cần tiêm có thể là 2 hoặc 3 mũi tùy độ tuổi.
  • Cervarix: Đây là vaccine phòng HPV do GlaxoSmithKline cung cấp, giúp phòng ngừa 2 chủng HPV là 16 và 18. Tuy nhiên, vaccine này còn có khả năng bảo vệ chéo trước 12 chủng khác. Với Cervarix, bạn sẽ cần tiêm 3 mũi.

Hiện tại, việc tiêm vaccine để phòng bệnh ung thư cổ tử cung cần phù hợp với từng độ tuổi:

  • Trẻ em và người lớn từ 9 – 26 tuổi: Đây là độ tuổi phù hợp nhất và được khuyến nghị nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. 
  • Người lớn từ 27 – 45 tuổi: Tiêm phòng HPV có thể được đề nghị cho một số người lớn trong độ tuổi này khi chưa được tiêm phòng đầy đủ trước đó. Tuy nhiên, việc chủng ngừa HPV cho người lớn từ 27 – 45 tuổi mang lại ít lợi ích hơn vì nhiều người đã tiếp xúc với virus.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì? Ai nên tiêm?
Trẻ em gái và phụ nữ từ 9 - 26 tuổi là đối tượng nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung nhất.

Những lưu ý trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Có thể thấy, việc tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung là một việc làm cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, để vaccine sau khi được tiêm vào cơ thể người phát huy hiệu quả cao nhất thì trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý và hạn chế một số vấn đề sau đây: 

Hạn chế phơi nhiễm với HPV

Nếu bạn tự hỏi “Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?” thì điều cần làm nhất là hạn chế phơi nhiễm với HPV. Bởi vaccine mang lại ít lợi ích hơn đối với người đã nhiễm virus, ngược lại sẽ phát huy tác dụng tốt nhất với nhóm người chưa phơi nhiễm hoặc chưa quan hệ tình dục với người nhiễm HPV. 

Theo đó, để hạn chế phơi nhiễm với HPV, bạn cần đảm bảo duy trì đời sống tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, chỉ quan hệ với 1 bạn tình, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm HPV…

Không tiêm bất kỳ vaccine nào trong 1 tháng gần nhất

Ít nhất 1 tháng trước khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em không nên tiêm bất cứ một loại vaccine nào khác. Bởi các vaccine khác khi tiêm cùng hoặc quá gần thời điểm tiêm vaccine chống HPV sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh của vaccine này hoặc có thể gây ra tác dụng phụ do tương tác. 

Không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch

Nếu đang sử dụng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn tiêm vaccine ngừa HPV. Bởi việc tiêm vaccine ngừa HPV khi dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch có thể làm giảm khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra một số tác dụng phụ.

Không tiêm vaccine khi đang có thai hoặc cho con bú

Vaccine ngừa ung thư cổ tử cung chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Bởi vaccine có thể theo nhau thai hoặc sữa mẹ truyền vào cơ thể em bé và gây hại.

Không tiêm nếu đã từng dị ứng với vaccine

Một số người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì nên hạn chế tiêm để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Đặc biệt, những người có tiền sử dị ứng với các loại vaccine khác cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, kể cả vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Không tiêm vaccine nếu đang bị ốm từ trung bình đến nặng

Nếu cơ thể đang bị bệnh hoặc bị ốm từ mức độ trung bình đến nặng thì bạn không nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung ngay thời điểm đó. Bạn hãy chờ đến khi khỏi bệnh hoàn toàn rồi hãy tiến hành tiêm phòng.

Điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu có trước khi tiêm

Chị em mắc các bệnh phụ khoa như nhiễm nấm, viêm âm đạo, viêm vùng chậu… cần điều trị khỏi bệnh sau đó mới tiến hành tiêm vaccine. Điều này sẽ giúp vaccine phát huy được tác dụng phòng bệnh tốt nhất. 

Bài viết hữu ích:

Sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

“Thời điểm sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?” là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Theo đó, bạn cần lưu ý và kiêng khem một số vấn đề dưới đây sau khi đã tiêm vaccine xong: 

Kiêng mang thai ngay sau khi tiêm vaccine

Vaccine phòng ung thư cổ tử cung đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, sau khi tiêm vaccine, chị em không nên mang thai ngay lập tức. Thời gian mang thai tốt nhất là sau khi tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh khoảng 6 – 12 tháng. 

Kiêng quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ

Ngay sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung, chị em không nên quan hệ mà không có biện pháp bảo vệ. Bởi vừa tiêm xong, vaccine vẫn chưa tạo ra đủ kháng thể nên bạn vẫn có khả năng bị lây nhiễm HPV. 

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ cũng khiến bạn dễ mang thai ngay sau khi tiêm vaccine. Như đã đề cập ở trên, vaccine có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Kiêng cho con bú

Như đã đề cập, các hoạt chất và kháng nguyên trong vaccine có thể đi từ cơ thể mẹ sang người bé thông qua đường sữa mẹ. Việc này đôi khi gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, phụ nữ đã tiêm phòng HPV nên kiêng cho con bú. Về việc nên kiêng cho con bú trong thời gian bao lâu thì mẹ bỉm nên trao đổi với bác sĩ.

Sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?
Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung thì mẹ bỉm nên kiêng cho bé bú.

Kiêng một số loại thực phẩm, đồ uống

Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc chất kích thích như thuốc lá, cà phê… đều không tốt cho sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine phòng ngừa HPV. Do đó, sau khi đã được tiêm phòng, chị em nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng chúng một thời gian để giúp vaccine phát huy được hết tác dụng.

Một số câu hỏi thường gặp về việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Trước khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung có cần nhịn ăn không?

Trước khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung thì không cần nhịn ăn. Trên thực tế, các chuyên gia khuyến khích bạn không nên tiêm vaccine khi bụng đang đói mà nên ăn nhẹ. Tuy nhiên, chị em nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia hoặc các loại nước chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực…

Sau khi tiêm vaccine HPV có được quan hệ không?

Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung thì phụ nữ không cần phải kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị phơi nhiễm HPV trước khi vaccine có hiệu quả, bạn nên sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su, không quan hệ bằng đường miệng hoặc quan hệ với tác động quá mạnh, không quan hệ với nhiều người…

Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được quan hệ?

Theo chuyên gia sức khỏe thì sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, chị em có thể quan hệ ngay. Tức là trong quá trình tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3, chị em vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nếu sức khỏe tốt và có sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn.

Sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung mũi 1 mà phát hiện có thai thì phải làm sao?

Nếu đã tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung mũi 1 mà phát hiện có thai thì chị em cũng không nên quá hoang mang. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn nên hoãn tiêm các mũi tiếp theo và có thể đợi tiêm sau khi sinh xong.

Có cần kiêng tắm sau khi tiêm vaccine HPV không?

Sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung, bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ như vùng da chỗ tiêm bị sưng, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ hoặc buồn nôn. Do đó, sau tiêm vaccine khoảng 1 – 2 tiếng, nếu sức khỏe vẫn tốt, bạn có thể tắm nước ấm nhưng không làm ướt vùng tiêm. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là lau người bằng nước ấm và hôm sau có thể tắm bình thường mà không cần phải kiêng khem thêm. 

Bạn có thể tập thể dục sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung không?

Về cơ bản thì sau khi tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung, một số trường hợp sẽ gặp phản ứng phụ như đau mỏi toàn thân, sưng vùng tiêm, đau nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy… Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi để sức khỏe được hồi phục. Còn nếu sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể tập thể dục như bình thường mà không gây ảnh hưởng đến tác dụng của vaccine.

Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã giải đáp được thắc mắc “Trước và sau tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?” cùng với đó là những câu hỏi liên quan đến việc tiêm vaccine phòng ngừa HPV. Bạn nên chú ý đến những việc mà Bowtie đã liệt kê ở trên để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà
Ung thư

Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn tại nhà

Bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu? Bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu?
Ung thư

Bệnh nhân ung thư tinh hoàn sống được bao lâu?

Hướng dẫn người thân cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi Hướng dẫn người thân cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Ung thư

Hướng dẫn người thân cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK