Thực đơn cho người sốt xuất huyết: Hỗ trợ phục hồi, tăng đề kháng
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ giảm sức đề kháng, giảm số lượng tế bào máu cũng như mất nước, từ đó dẫn đến mệt mỏi, suy nhược. Lúc này, thực đơn cho người bị sốt xuất huyết cần cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể có thêm “sức mạnh” chống lại bệnh tật và hồi phục nhanh hơn.
Trên thực tế, việc xây dựng thực đơn ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết không hề đơn giản. Vì vậy, trong bài viết này, Bowtie sẽ gợi ý cho bạn một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết cũng như thực đơn ăn uống hằng ngày để giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra nhiều triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ thể… cũng như nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong quá trình bệnh, sức đề kháng của bệnh nhân sẽ giảm sút, chức năng gan và số lượng tế bào máu giảm, đồng thời dễ bị mất nước và chất điện giải ồ ạt. Những tình trạng trên sẽ khiến bệnh nhân thêm suy nhược, mệt mỏi.
Lúc này, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng giúp tăng sức đề kháng và số lượng tế bào máu, bổ sung nước và điện giải, từ đó giúp cơ thể bệnh nhân có thêm sức mạnh để chống chọi lại với virus gây bệnh cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục. Vì vậy, bản thân người bệnh và gia đình cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, lành mạnh trong giai đoạn bệnh. Theo đó, ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người sốt xuất huyết, khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân, gia đình cần lưu ý một số điểm sau:
Đảm bảo bổ sung đủ nước: Bệnh nhân sốt xuất huyết dù nặng hay nhẹ đều dễ bị mất nước và chất điện giải. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho người bị sốt xuất huyết, gia đình nên ưu tiên lựa chọn các món ăn, nước uống có thể giúp cung cấp càng nhiều nước và chất điện giải cho người bệnh càng tốt.
Bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm và chất dinh dưỡng: Cơ thể bệnh nhân đang trong trạng thái yếu ớt và cần nạp nhiều năng lượng cũng như chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên cố gắng bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm vào chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
Nên ăn các món loãng hoặc ở dạng lỏng: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường dễ bị đắng miệng, đau họng, mệt mỏi…, từ đó dẫn đến không muốn ăn uống. Với các món ăn loãng hoặc ở dạng lỏng như cháo, súp, canh…, người bệnh sẽ dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, các món ăn này cũng chứa nhiều nước nên sẽ bổ sung thêm một lượng nước cần thiết cho bệnh nhân.
Tránh các loại thực phẩm khó tiêu: Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Do đó, khi xây dựng thực đơn hằng ngày cho người bị bệnh sốt xuất huyết, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm khó tiêu như đồ chiên, thức ăn nhanh, đồ ngọt và các loại đồ uống có cồn.
Nên chia nhỏ các bữa ăn: Người bệnh sốt xuất huyết thường mệt mỏi hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến họ khó ăn được nhiều trong một bữa. Vì vậy, để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục, bạn nên chia 3 bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn thường xuyên hơn.
Ăn gì tốt cho người bệnh sốt xuất huyết?
Để xây dựng được thực đơn bổ dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết, bạn cần “bỏ túi” một số loại thực phẩm tốt và cần hạn chế trong giai đoạn bệnh. Theo đó, dưới đây là những loại thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết:
Thực phẩm giàu chất sắt như gan, thịt, rau lá xanh, các loại đậu, các loại ngũ cốc…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, đu đủ, dâu tây, kiwi, rau lá xanh, bông cải xanh…
Thực phẩm chứa vitamin K như bông cải xanh, rau mầm, rau lá xanh, măng tây, kiwi, quả bơ…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá béo (cá hồi, cá trích, cá mòi), nấm, lòng đỏ trứng, sữa…
Thực phẩm chứa nhiều folate như rau lá xanh (rau chân vịt, bông cải xanh, rau diếp…), đậu bắp, măng tây, các loại đậu, nấm…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như gan động vật, thịt bò, cá mòi, cá ngừ, sữa, động vật có vỏ…
Thực phẩm chứa nhiều omega-3 như các loại cá béo, hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, đậu tương…
Thực phẩm cung cấp nhiều calo như cháo, khoai tây, sữa…
Các loại nước uống như nước lọc, nước dừa, cresol, nước chanh, nước cam hoặc trà thảo mộc…
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bệnh nhân sốt xuất huyết nên tránh là:
Thực phẩm có màu sẫm như sô-cô-la, rau củ quả có màu đậm (củ dền, thanh long đỏ…), huyết động vật…
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay, nóng, chứa nhiều gia vị
Nước uống có ga, đồ uống chứa caffeine hoặc đồ uống chứa cồn
Xây dựng thực đơn 1 tuần cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Dù đã biết được các loại thực phẩm tốt nên bổ sung vào chế độ ăn uống, các loại thực phẩm cần tránh cũng như những lưu ý nhưng việc xây dựng chế độ ăn uống và thực đơn hằng ngày cho người bị sốt xuất huyết không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn đang loay hoay chưa biết xây dựng thực đơn cho bệnh nhân sốt xuất huyết thế nào thì hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé:
Ngày 1
Bữa sáng: 1 chén yến mạch ngâm với sữa, ăn cùng chuối + 1 ly nước ép trái cây
Bữa phụ: 1 chén sữa chua kết hợp với trái cây cắt lát
Bữa trưa: 1 tô súp gà nấu với rau củ và nấm + 1 chén cơm trắng + 1 dĩa salad nhỏ + 1 ly nước dừa
Nhìn chung, chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời chứa các món ăn, thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thể xây dựng được một thực đơn ăn uống cho người sốt xuất huyết phù hợp.
Bowtie Life Insurance Company Limited là công ty bảo hiểm trực tuyến đầu tiên được cấp phép tại Hồng Kông. Với công nghệ hiện đại cùng chuyên môn về y tế, Bowtie cung cấp một nền tảng online để bạn có thể trực tiếp tham khảo biểu phí và đăng ký tham gia các chương trình bảo hiểm sức khỏe mà không cần thông qua môi giới, không chịu các chi phí hoa hồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chi trả bồi thường tại nền tảng này một cách đơn giản, thuận tiện.
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.