Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến người già dễ bị táo bón cũng như các phương pháp điều trị có thể giúp ích cho bệnh táo bón ở người cao tuổi, mời bạn hãy cùng Website Bowtie theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
Táo bón được định nghĩa là tình trạng gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, bao gồm tần suất đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần kèm theo biểu hiện phân khô cứng và vón cục. Ngoài ra, người bị táo bón có thể được xác định thông qua các dấu hiệu sau:
Bất kỳ ai cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên, người lớn tuổi có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn. Theo ước tính của Bộ Y tế, khoảng 50% người từ 60 tuổi trở lên có phát triển các triệu chứng táo bón.
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến bệnh táo bón ở người già. Đặc biệt, một số yếu tố sau đây sẽ khiến người lớn tuổi dễ bị táo bón hơn các đối tượng khác:
Ở người lớn tuổi, sự lão hóa chung của cơ thể sẽ gây suy yếu các cơ ở vùng bụng và sàn chậu, giảm nhu động ruột, thụ thể kém nhạy cảm hơn. Điều này gây hạn chế hoặc làm chậm quá trình tống xuất phân ra ngoài, gây tích tụ phân và dẫn đến táo bón.
Nguy cơ phát triển táo bón thường cao hơn ở những người có lối sống tĩnh tại, không thường xuyên hoạt động thể chất, trong đó có người lớn tuổi. Hệ cơ xương khớp suy yếu, tình trạng mệt mỏi thường xuyên và các bệnh lý khác có thể khiến người già gặp nhiều khó khăn khi đi lại, vận động, tập thể dục hoặc thậm chí phải nằm liệt giường, từ đó làm tăng khả năng bị bón.
Người già có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ thức ăn do khả năng nhai, nuốt thường bị suy giảm. Chính vì vậy, đôi khi gây ra sự biếng ăn làm thiếu hụt chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón. Việc ăn ít cũng khiến chất cặn bã ít, phân ít nên không tạo ra được phản xạ co bóp đại tràng, làm phân tích trữ thêm. Ngoài ra, uống ít nước cũng là nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở người cao tuổi.
Bài viết liên quan:
Táo bón ở người già cũng có thể liên quan đến các bệnh lý mạn tính khác đang mắc phải. Một số tình trạng bệnh thường gặp ở người cao tuổi có khả năng dẫn đến táo bón là đái tháo đường, suy thận mạn, rối loạn điện giải, suy giáp, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, ung thư…
Không chỉ trực tiếp dẫn đến táo bón, việc phải sử dụng nhiều thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự cho người lớn tuổi. Theo đó, một số thuốc có thể khiến người già gặp khó khăn trong việc đi đại tiện là thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị Parkinson, thuốc giảm đau, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống co giật…
Bệnh táo bón ở người già không quá nguy hiểm nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm dù đã được điều trị, người bệnh có nhiều nguy cơ gặp phải một số biến chứng đáng lưu ý.
Các biến chứng chính thường có liên quan đến sự ứ đọng phân bên trong trực tràng. Theo đó, lượng phân khô cứng có thể làm suy yếu các cơ đóng mở trực tràng – hậu môn, đồng thời khiến các cơ quan này mất đi độ nhạy cảm với khối phân. Hậu quả là dẫn đến tình trạng đại tiện không tự chủ (rò rỉ phân) ở người lớn tuổi.
Trường hợp nghiêm trọng hơn, khối phân bị giữ lại có thể lớn dần theo thời gian và gây ra tình trạng tắc ruột, thậm chí là viêm loét đại tràng. Ngoài ra, ứ đọng phân còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng bí tiểu và mê sảng.
Mặt khác, việc dùng sức mót rặn để cố gắng tống phân ra ngoài có thể gây căng thẳng và làm tăng áp lực lên các mạch máu trong cơ thể. Đây là nguyên nhân góp phần phát triển bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng và nguy hiểm nhất là thiếu máu cơ tim do suy giảm tuần hoàn.
Mục đích của việc chẩn đoán là loại trừ và tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng táo bón ở người cao tuổi để từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nhìn chung, quá trình chẩn đoán bệnh táo bón ở người già thường bao gồm các kiểm tra, xét nghiệm sau:
Đối với người già bị táo bón nặng mà không tìm được nguyên nhân từ những kỹ thuật chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung một số kiểm tra, xét nghiệm chuyên biệt như:
Việc lựa chọn phương pháp điều trị táo bón ở người già thường dựa trên nguyên nhân cụ thể. Một số phương pháp có thể được áp dụng bao gồm:
Hầu hết các trường hợp táo bón nhẹ và không xuất hiện biến chứng nghiêm trọng sẽ bắt đầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc. Trong đó, bệnh nhân được đề nghị thay đổi chế độ ăn với nhiều chất xơ hơn và uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, bệnh nhân cũng được khuyến khích nên thường xuyên vận động, tạo thói quen đi tiêu hàng ngày cũng như luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng quá mức.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi đại tiện như nhóm thuốc nhuận tràng (bao gồm nhuận tràng kích thích và nhuận tràng thẩm thấu), thuốc làm mềm phân và các sản phẩm bổ sung chất xơ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc để điều trị các vấn đề tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra táo bón.
Đối với người già bị táo bón liên quan đến suy giảm chức năng các cơ sàn chậu hoặc cơ thắt hậu môn, phản hồi sinh học là phương pháp điều trị hiệu quả để đào tạo lại khả năng phối hợp bình thường của cơ thể.
Khi thực hiện phương pháp này, các chuyên gia trị liệu sẽ đưa một thiết bị đo áp lực vào bên trong trực tràng của người bệnh và bắt đầu hướng dẫn họ thực hiện các thao tác thư giãn – siết chặt cơ. Dựa vào kết quả phản hồi từ thiết bị đo, một bài luyện tập phù hợp có thể được xây dựng để cải thiện tình trạng táo bón cho bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ một đoạn đại tràng có thể cần thiết nếu như bệnh táo bón ở người già không thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp khác. Ngoài ra, những trường hợp có xuất hiện biến chứng sa trực tràng, bệnh trĩ hoặc tắc nghẽn ruột cũng cần được xem xét phẫu thuật.
Một số cách đơn giản có thể giúp người lớn tuổi ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón là:
Trên đây là những chia sẻ về bệnh táo bón ở người già, hy vọng qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh về lão hóa này. Nhìn chung, vấn đề táo bón ở người cao tuổi có thể cải thiện được nếu như tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.