Vậy tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp nguyên phát? Người bệnh có biểu hiện gì và được điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90% các trường hợp tăng huyết áp. Đặc điểm của tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) là trị số huyết áp của bệnh nhân tăng cao mà không xác định được lý do. Trong đó, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, gồm 2 trị số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Vậy huyết áp bao nhiêu thì được chẩn đoán là tăng huyết áp vô căn? Bệnh tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) được chẩn đoán khi trị số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Theo đó, tùy trị số huyết áp của bệnh nhân tại các lần đo đúng quy định, tình trạng tăng huyết áp vô căn sẽ được chia làm nhiều phân độ khác nhau, cụ thể như sau:
Tăng huyết áp vô căn còn có một dạng khác là tăng huyết áp tâm thu đơn độc, xảy ra khi chỉ có trị số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg còn trị số còn lại vẫn bình thường.
Dù các chuyên gia y tế không xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát nhưng họ biết rằng, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp nguyên phát là:
Các chuyên gia sức khỏe thường ví tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp vô căn (nguyên phát), là “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi thực tế, bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, sau một thời gian, tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số biểu hiện hiếm hoi mà người bị tăng huyết áp vô căn có thể gặp phải:
Cao huyết áp được xem là “nguy hiểm ngầm”. Bởi bệnh không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức mà sẽ âm thầm làm tổn thương dần dần các mạch máu, tim cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể kể đến như:
Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) được xác định khi huyết áp của bệnh nhân tăng cao vượt ngưỡng nhưng bác sĩ không rõ lý do gây bệnh. Việc chẩn đoán tăng huyết áp vô căn thường dựa vào cách đo huyết áp. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:
Cho đến hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, việc không xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh tăng huyết áp nguyên phát càng khiến quá trình điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Dù vậy, bệnh nhân có thể kiểm soát được huyết áp và hạn chế đáng kể sự tiến triển của bệnh nhờ thay đổi lối sống và dùng thuốc. Mục tiêu của quá trình điều trị là giữ huyết áp ở mức < 140/90mmHg (nếu người bệnh vẫn dung nạp tốt) hoặc < 130/80mmHg (nếu có nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao).
Việc thay đổi lối sống sẽ giúp quá trình kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Theo đó, mọi bệnh nhân đều được khuyến khích duy trì lối sống lành mạnh để ngăn bệnh tiến triển, giảm huyết áp. Đồng thời, việc này cũng giúp giảm lượng thuốc cần dùng.
Bệnh nhân nên cố gắng duy trì cân nặng phù hợp, tương đương với chỉ số khối cơ thể từ 18,5 – 22,9kg/m2. Nếu đang thừa cân, béo phì thì cần tích cực giảm cân. Ngoài cân nặng tổng thể, bệnh nhân cũng cần giảm kích thước vòng bụng xuống dưới 90cm đối với nam giới và dưới 80cm đối với nữ giới.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh cũng giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp hiệu quả. Người bệnh được khuyến khích giảm ăn mặn, hạn chế ăn các thức ăn nhiều cholesterol và axit béo no. Thay vào đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều kali.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế rượu bia, thức uống có cồn và ngừng hút thuốc lá, thuốc lào. Đồng thời, hãy tăng cường hoạt động thể lực với mức độ thích hợp. Bệnh nhân có thể lựa chọn các bài tập và hoạt động phù hợp như đi bộ, tập nhịp điệu, bơi lội… và nên duy trì đều đặn mỗi ngày.
Nếu không thể kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc. Phác đồ điều trị được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng riêng của mỗi bệnh nhân. Trong đó, các loại thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm:
Bài viết liên quan:
Những người chưa mắc bệnh có thể áp dụng 8 biện pháp để phòng tránh tăng huyết áp vô căn (nguyên phát) như sau:
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tăng huyết áp vô căn (nguyên phát). Trong trường hợp thấy các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, quay cuồng… bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh. Chúng ta không thể chủ quan bởi các biến chứng của tăng huyết áp vô căn có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.