Vậy tăng huyết áp ở mẹ bầu là gì? Dấu hiệu tăng huyết áp ở bà bầu như thế nào? Làm sao điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai? Để biết thêm chi tiết, hãy cùng theo dõi những thông tin mà Bowtie Việt Nam cung cấp sau đây nhé.
Đúng như tên gọi, tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là tình trạng chỉ số huyết áp của phụ nữ tăng cao khi mang thai. Trong đó, chỉ số huyết áp tối đa của mẹ bầu đạt mức trên 140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tối thiểu vượt ngưỡng 90mmHg.
Đây là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp mang thai. Tình trạng này cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đe dọa tính mạng ở phụ nữ có thai.
Tùy thuộc vào thời điểm khởi phát mà tình trạng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai được chia thành nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là các dạng bệnh tăng huyết áp phổ biến nhất khi mang thai:
Mỗi bệnh nhân sẽ có các triệu chứng tăng huyết áp khác nhau. Thậm chí một số mẹ bầu không nhận ra bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh. Thông thường, các dấu hiệu tăng huyết áp ở bà bầu sẽ là:
Lý do khiến huyết áp của bà bầu tăng cao trong thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này, bao gồm:
Với người bình thường, việc bị tăng huyết áp đã rất nguy hiểm. Đối với mẹ bầu, mức độ nguy hiểm lại càng cao hơn do tình trạng này không chỉ tác động đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Tình trạng huyết áp cao không được kiểm soát trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như:
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên sự gia tăng mức huyết áp của phụ nữ mang thai. Theo đó, bác sĩ sẽ đo huyết áp của mẹ bầu trong mỗi lần đi khám thai định kỳ. Nếu bác sĩ nhận thấy chỉ số huyết áp của phụ nữ mang thai cao hơn bình thường, họ có thể tiến hành đo huyết áp thêm nhiều lần để xác định chẩn đoán.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung khác như:
Với phụ nữ mang thai, các phương pháp chẩn đoán cần đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của thai nhi.
Hiện nay, có nhiều cách điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ khác nhau. Phác đồ điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng huyết áp cao cũng như tiền sử bệnh, khả năng đáp ứng, sức khỏe tổng thể của mẹ và em bé. Mục tiêu chính của việc điều trị là kiểm soát huyết áp cho mẹ bầu và hạn chế khả năng gặp phải biến chứng.
Việc sử dụng thuốc trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến bé. Người bệnh cần dùng thuốc chính xác theo chỉ định, không tự ý ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
Các nhóm thuốc như thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc ức chế renin không được dùng cho phụ nữ mang thai. Thay vào đó, mẹ bầu thường sẽ được điều trị bằng methyldopa, labetalol hoặc nifedipine. Ngoài ra, bệnh nhân có nguy cơ tiền sản giật cao cũng được chỉ định dùng aspirin liều thấp để dự phòng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được khuyến khích nên duy trì các thói quen sống lành mạnh như bổ sung thêm dinh dưỡng, vận động thể chất nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái…
Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát sự phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi tình trạng huyết áp cao ở mẹ có thể gây nguy hiểm cho con. Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ bầu thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm như:
Nếu cho rằng bệnh nhân có khả năng sinh non, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc steroid để giúp phổi của em bé phát triển. Các thuốc này sẽ giúp bé giảm được nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp sau khi sinh. Một số bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị tăng huyết áp sau sinh.
Bài viết hữu ích:
Phòng ngừa cao huyết áp trong thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả em bé trong bụng. Dưới đây là một số cách giúp hạn chế tình trạng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai:
Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe cũng như đi khám thai đúng hẹn để theo dõi thai kỳ và sớm phát hiện các bất thường để có hướng xử lý kịp thời, tránh nguy cơ gặp phải biến chứng.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.