Bài viết dưới đây của Bảo hiểm sức khỏe Bowtie sẽ giúp bạn phát hiện các cơn tăng huyết áp kịch phát cũng như biết cách xử lý khi gặp tình trạng này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Cơn tăng huyết áp kịch phát là tình trạng huyết áp tăng đột ngột và nghiêm trọng. Lúc này, trị số huyết áp sẽ tăng đến 180/120mmHg hoặc cao hơn.
Tăng huyết áp kịch phát được chia thành 2 loại là tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu.
Các cơn tăng huyết áp kịch phát vô cùng nghiêm trọng và có thể đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch với nhiều biến chứng. Dưới đây là các biến chứng của cơn tăng huyết áp kịch phát mà bệnh nhân có khả năng phải đối mặt:
Thông thường, tình trạng này dễ gặp phải ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, một số đối tượng khác cũng có khả năng bị tăng huyết áp đột ngột, nghiêm trọng. Theo đó, nguyên nhân gây tăng huyết áp kịch phát là:
Người bị tăng huyết áp kịch phát có thể nhận thấy một số dấu hiệu, triệu chứng sau đây:
Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cần nghĩ ngay đến tình trạng tăng huyết áp kịch phát. Lúc này, điều cần làm đầu tiên là hãy tiến hành đo huyết áp ngay. Nếu đo thấy huyết áp trên 180/120mmHg, người bệnh hãy bình tĩnh và nằm nghỉ ngơi, thư giãn trong vài phút, sau đó tiến hành kiểm tra huyết áp lần thứ 2.
Nếu huyết áp vẫn cao, bệnh nhân hoặc người thân nên lập tức gọi cấp cứu. Trong quá trình chờ xe cấp cứu, bệnh nhân cần nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, kê cao đầu và tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ thuốc hoặc biện pháp điều trị nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình xử trí tăng huyết áp kịch phát, nếu bệnh nhân bất tỉnh và nhịp thở không ổn định, người thân có thể cần tiến hành hồi sức tim phổi.
Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp kịch phát là đưa huyết áp của bệnh nhân về mức an toàn. Ngoài việc điều trị ngay lập tức, bác sĩ cũng tìm cách chẩn đoán nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao càng sớm càng tốt.
Thông thường, bác sĩ sẽ cố gắng hạ 25% mức huyết áp trong 2 giờ đầu và đạt mức huyết áp 160/100mmHg trong 2 – 6 giờ, cuối cùng giảm huyết áp về mức bình thường sau 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ có các chỉ định đặc biệt, chẳng hạn như bệnh nhân bóc tách động mạch chủ cần hạ huyết áp tâm thu xuống dưới 120mmHg ngay trong giờ đầu tiên. Trong khi đó, bác sĩ sẽ cố gắng giảm huyết áp cho người bị tiền sản giật, sản giật hoặc u tủy thượng thận xuống dưới 140mmHg trong 1 giờ.
Phác đồ điều trị tăng huyết áp kịch phát thường cần có hiệu quả nhanh, hiệu lực mạnh, ít tác dụng phụ. Do đó, các thuốc được lựa chọn thường là các thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc phù hợp, chẳng hạn như thuốc giãn mạch sodium nitroprusside, nicardipine, fenoldopam mesylate, nitroglycerin, enalaprilat…
Với điều kiện y tế của một số bệnh viện, bác sĩ có thể lựa chọn các thuốc có đường dùng khác tiêm tĩnh mạch như nitroglycerine (đường xịt hoặc ngậm dưới lưỡi), captopril (ngậm dưới lưỡi), labetalol (đường uống)… để điều trị cho bệnh nhân. Điều quan trọng là cần điều chỉnh liều lượng thích hợp để đảm bảo bệnh nhân đạt mức huyết áp mục tiêu.
Bài viết liên quan:
Nếu bạn bị cao huyết áp, cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn tăng huyết áp kịch phát là kiểm soát huyết áp hàng ngày. Dưới đây là những cách giúp bạn kiểm soát bệnh:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về cơn tăng huyết áp kịch phát là gì cũng như mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Khi nhận thấy trị số huyết áp tăng cao kèm thêm các dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý ngay nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.