Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Uống dầu cá có tác dụng phụ gì không? 11 tác dụng phụ của dầu cá

Dầu cá từ lâu đã được nhiều người cân nhắc bổ sung vì chứa omega-3 và các dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ thuốc hay thực phẩm bổ sung nào, nếu sử dụng không đúng thì dầu cá vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Các tác dụng phụ của dầu cá có thể bao gồm hôi miệng, mất ngủ, hạ huyết áp, tăng đường huyết, vấn đề về tiêu hóa…
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-08-13
Cập nhật ngày 2023-08-13
Nội dung chính
Uống dầu cá có gây tác dụng phụ không?11 tác dụng phụ của dầu cá omega-3 nếu bổ sung không đúng cáchLàm cách nào để hạn chế tác dụng phụ của dầu cá
Uống dầu cá có tác dụng phụ gì không? 11 tác dụng phụ của dầu cá

Trong bài viết này, hãy cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu về 11 tác dụng phụ của dầu cá và cách để giảm thiểu các nguy cơ này nhé.

Uống dầu cá có gây tác dụng phụ không?

Là một nguồn cung cấp axit béo omega-3, vitamin D và dưỡng chất dồi dào nên dầu cá thường được xem là an toàn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung dầu cá không đúng cách không những không mang lại lợi ích mà còn gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng dầu cá:

  • Dùng quá liều: Việc uống dầu cá vượt quá liều lượng khuyến nghị có thể gây ra tác dụng phụ. Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào mức độ quá liều cũng như cơ địa, tình trạng sức khỏe của người dùng.
  • Dùng quá lâu: Không chỉ sử dụng quá liều, việc dùng dầu cá kéo dài cũng có thể gây tác dụng phụ tương tự. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích bạn nên ngừng uống dầu cá khoảng 1 – 2 tháng sau quá trình dùng 2 – 3 tháng. 
  • Dị ứng: Một số đối tượng có thể bị dị ứng với dầu cá, từ đó gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng các sản phẩm này.
  • Dầu cá không đảm bảo chất lượng: Một số sản phẩm dầu cá không đảm bảo chất lượng có thể chứa các chất độc hại như thủy ngân, dioxin, PCBs… Khi tiêu thụ dầu cá không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài, các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe. 
  • Tương tác với các thuốc, sản phẩm bổ sung khác: Dầu cá có thể tương tác với một số loại thuốc và sản phẩm bổ sung khác, đặc biệt là thuốc chống đông máu như warfarin. Việc sử dụng dầu cá cùng lúc với các thuốc này có thể tăng nguy cơ chảy máu và gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Chất bảo quản và chất phụ gia: Một số sản phẩm dầu cá có thể chứa chất bảo quản, chất phụ gia và không phải tất cả chúng đều an toàn. Việc tiêu thụ sản phẩm chứa các chất này có thể gây tác dụng phụ như dị ứng hoặc tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Bài viết hữu ích:

11 tác dụng phụ của dầu cá omega-3 nếu bổ sung không đúng cách

Dưới đây là 11 tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng dầu cá omega-3 không đúng cách:

1. Hôi miệng, vị lạ trong miệng

Một số người dùng dầu cá omega-3 có thể gặp phản ứng phụ như hôi miệng hoặc vị lạ trong miệng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hàm lượng omega-3 trong dầu cá. Khi tiêu thụ một lượng lớn omega-3, cơ thể sẽ phải chuyển hóa chúng thành các dạng khác nhau để sử dụng. Quá trình này có khả năng tạo ra các chất kỵ khí như amoniac, gây ra mùi hôi hoặc vị lạ trong miệng.

Hôi miệng là tác dụng phụ của dầu cá
Một tác dụng phụ của dầu cá (omega-3) thường gặp là hôi miệng hoặc thấy vị lạ trong miệng.

2. Mất ngủ

Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng, dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì ngược lại có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ và góp phần dẫn đến mất ngủ. Nguyên nhân được giải thích là do tác động của omega-3 lên quá trình bài tiết melatonin – một hormone quan trọng giúp kiểm soát giấc ngủ. 

3. Hạ huyết áp

Dầu cá omega-3 có khả năng làm giảm huyết áp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các axit béo omega-3 có trong dầu cá có tác động tích cực đến hệ tim mạch và làm giảm áp lực lên thành mạch máu. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, từ đó làm giảm huyết áp.

Tuy nhiên, đối với những người có huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ huyết áp, việc dùng dầu cá omega-3 có thể khiến huyết áp giảm quá mức. Điều này dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi hoặc thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dầu cá omega-3 nhé.

4. Tăng đường huyết

Mặc dù omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường nhưng trong một số trường hợp, sử dụng dầu cá omega-3 có thể làm tăng đường huyết. Điều này thường xảy ra đặc biệt đối với những người có tiền sử đái tháo đường hoặc đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường bởi liều cao omega-3 sẽ kích thích quá trình tổng hợp glucose.

5. Tăng nguy cơ chảy máu

Dầu cá có tác động chống đông máu, làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và làm chậm quá trình đông máu. Tuy nhiên, điều này cũng chính là một tác dụng phụ của dầu cá bởi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt, những người có tiền sử dễ bị chảy máu (như chảy máu cam, xuất huyết dạ dày…) hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu nên cẩn thận khi sử dụng dầu cá.

6. Tiêu chảy

Tương tự như nhiều loại thuốc và thực phẩm, việc sử dụng quá nhiều dầu cá hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Theo đó, một trong những tác dụng phụ của dầu cá lên hệ tiêu hóa là tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy kéo dài trong quá trình sử dụng dầu cá thì bạn nên ngừng dùng và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. 

7. Trào ngược axit dạ dày

Hàm lượng chất béo trong dầu cá tương đối cao và đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược axit dạ dày. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác đau, nóng rát hoặc khó chịu ở vùng thực quản. 

8. Các vấn đề trên da

Một số người dùng dầu cá có thể gặp phải các vấn đề về da như ngứa, mẩn đỏ, phát ban, mề đay hoặc mụn trứng cá. Điều này có thể do phản ứng dị ứng hoặc tác động của omega-3 lên quá trình viêm. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ của viên dầu cá omega-3, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

9. Ngộ độc vitamin A

Dầu cá omega-3 thường chứa một lượng nhỏ vitamin A. Mặc dù vitamin A là một chất cần thiết cho sức khỏe nhưng nếu bổ sung quá mức có thể dẫn đến ngộ độc. Tình trạng này đặc biệt dễ gặp phải ở những người sử dụng dầu cá omega-3 kết hợp với các sản phẩm bổ sung vitamin A khác. Theo đó, tình trạng ngộ độc vitamin A sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, đau khớp, kích ứng da và về lâu dài có thể gây tổn thương gan, suy gan. 

10. Dị ứng

Bất kỳ loại thuốc, sản phẩm bổ sung và thực phẩm nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng. Mặc dù phản ứng dị ứng với dầu cá không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra ở một số người nhạy cảm. Các triệu chứng dị ứng thường bao gồm:

  • Ngứa và phát ban da, viêm da
  • Buồn nôn 
  • Đau đầu
  • Phù Quincke
  • Khó thở, thở khò khè
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy 
  • Sưng phù tay hoặc các bộ phận trên cơ thể

11. Tăng nguy cơ đột quỵ

Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung nhiều axit béo omega-3 có thể làm giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết ở nhiều vị trí trong cơ thể, kể cả não. Vì vậy, người sử dụng dầu cá lâu ngày, quá liều hoặc không đúng cách có nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết não cao hơn người khác.

Tác dụng phụ của dầu cá là làm tăng nguy cơ đột quỵ
Dùng dầu cá có thể làm giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.

Làm cách nào để hạn chế tác dụng phụ của dầu cá

Để hạn chế tác dụng phụ của dầu cá, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Uống dầu cá đúng cách: Để đảm bảo sử dụng dầu cá một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Theo đó, bạn nên đảm bảo uống đúng liều lượng và theo đúng thời gian quy định.
  • Đối tượng dễ gặp tác dụng phụ nên sử dụng thận trọng: Một số đối tượng mẫn cảm dễ gặp phải tác dụng phụ của dầu cá và omega-3. Những đối tượng này bao gồm người có tiền sử dị ứng, bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ mang thai, trẻ em… Theo đó, họ nên thận trọng khi dùng dầu cá và tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
  • Tránh uống dầu cá cùng với một số loại thuốc: Dầu cá có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu (như warfarin), thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu… Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng dầu cá khi đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh nào để đảm bảo tình trạng tương tác thuốc không xảy ra.
  • Chọn các loại dầu cá chất lượng: Khi mua dầu cá, bạn hãy chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín và có chứng nhận chất lượng. Điều này đảm bảo sản phẩm sẽ không chứa bất kỳ chất bảo quản, chất phụ gia hay thành phần gây hại nào.
  • Chia nhỏ liều lượng: Việc sử dụng liều cao dầu cá trong một lần có thể khiến bạn dễ bị tiêu chảy, trào ngược axit dạ dày, hôi miệng, hạ huyết áp, tăng đường huyết… Lúc này, một biện pháp bạn có thể thực hiện chính là chia nhỏ liều lượng ra thành nhiều lần uống trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ dầu cá tốt hơn và giảm khả năng gặp phải tác dụng phụ.

Tương tự như bất kỳ thuốc hay sản phẩm bổ sung nào, dầu cá cũng có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Tác dụng phụ của dầu cá thường bao gồm hôi miệng, mất ngủ, hạ huyết áp, tăng đường huyết, vấn đề về tiêu hóa… Nhằm hạn chế các tác dụng phụ này, bạn nên uống đúng liều lượng, đúng thời gian và đặc biệt cần thận trọng khi sử dụng nếu thuộc nhóm đối tượng dễ gặp phải tác dụng phụ hoặc đang dùng các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Nước cam chứa bao nhiêu calo? Uống nước cam khi nào để giảm cân? Nước cam chứa bao nhiêu calo? Uống nước cam khi nào để giảm cân?
Kiến thức sức khỏe

Nước cam chứa bao nhiêu calo? Uống nước cam khi nào để giảm cân?

Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả
Kiến thức sức khỏe

Bác sĩ lý giải lý do nằm ngủ bị ho nhiều và cách giảm ho hiệu quả

100g bắp cải trắng bao nhiêu calo? 8 lợi ích cho sức khỏe 100g bắp cải trắng bao nhiêu calo? 8 lợi ích cho sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

100g bắp cải trắng bao nhiêu calo? 8 lợi ích cho sức khỏe

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK