Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu do đâu? Có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết thường gây giảm tiểu cầu, từ đó dẫn đến các vấn đề như xuất huyết rải rác dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài phân đen hoặc có máu, đi tiểu ra máu… Trong nhiều trường hợp nặng, tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết còn dẫn đến nhiều biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, suy hô hấp…
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-07-07
Cập nhật ngày 2023-07-07
Nội dung chính
Khi sốt xuất huyết, tiểu cầu tăng hay giảm?Tại sao khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh lại bị giảm tiểu cầu?Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu ở giai đoạn nào?Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyếtNgười bị sốt xuất huyết nên làm gì để tăng tiểu cầu?
Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu do đâu? Có nguy hiểm không?

Vậy vì sao sốt xuất huyết lại gây giảm tiểu cầu? Tình trạng sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Người bệnh sốt xuất huyết có thể làm gì để tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể? Hãy cùng Bowtie khám phá câu trả lời với những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. 

Khi sốt xuất huyết, tiểu cầu tăng hay giảm?

Có thể trả lời ngắn gọn rằng, khi bị sốt xuất huyết, mức tiểu cầu của bệnh nhân thường giảm. Giảm tiểu cầu là một trong những tình trạng rất phổ biến ở người bị sốt xuất huyết và do nhiều nguyên nhân gây ra. 

Tiểu cầu là tế bào máu đảm nhận vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và cầm máu. Vì vậy, khi mức tiểu cầu giảm thấp, bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu (xuất huyết). 

Chỉ số tiểu cầu của một người bình thường sẽ nằm trong khoảng 150.000 – 450.000 tiểu cầu/µl máu. Ở bệnh nhân sốt xuất huyết, tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ giảm tiểu cầu sẽ nhẹ hay nặng, cụ thể như sau:

  • Giảm nhẹ: Số lượng tiểu cầu từ 100.000 đến dưới 150.000 tiểu cầu mỗi microlit máu
  • Giảm vừa phải: Số lượng tiểu cầu từ 50.000 – 100.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu
  • Giảm mức nguy hiểm: Số lượng tiểu cầu từ 20.000 – 50.000 tiểu cầu mỗi microlit máu
  • Giảm mức nghiêm trọng: Số lượng tiểu cầu từ 10.000 – 20.000 tiểu cầu mỗi microlit máu hoặc thấp hơn

Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế, nếu mức tiểu cầu trong sốt xuất huyết giảm dưới 50.000 tiểu cầu mỗi microlit máu thì bệnh nhân cần vào viện ngay. Tình trạng tiểu cầu giảm sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, máu khó đông, đồng thời giảm khả năng chống chọi với nhiễm trùng.

Tại sao khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh lại bị giảm tiểu cầu?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân góp phần gây giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết nhưng các nguyên nhân chính thường bao gồm: 

  • Tiểu cầu bị nhiễm bệnh tấn công tiểu cầu bình thường: Các tế bào tiểu cầu bị nhiễm bệnh rất “thích” tấn công các tiểu cầu chưa nhiễm bệnh và khiến chúng bị tổn thương cũng như tự hủy. 
  • Tế bào miễn dịch tiêu diệt tiểu cầu: Ở một diễn biến khác, khi nhiễm virus sốt xuất huyết, các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ ở trạng thái “bảo vệ”. Các tế bào này có thể nghĩ tiểu cầu là mối nguy hiểm và tiêu diệt chúng. 
  • Tiểu cầu bị phá hủy bởi kháng thể do cơ thể tạo ra: Khi bị nhiễm virus, cơ thể sẽ tạo ra một lượng lớn kháng thể để chống lại các tác nhân này. Thế nhưng, các kháng thể đôi khi phá hủy luôn cả các tiểu cầu. 
  • Bệnh ức chế tủy xương: Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu được tạo ra ở tủy xương. Trong bệnh sốt xuất huyết, virus có khả năng ức chế tủy xương và dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu.
  • Tăng tính kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch: Đây cũng là một nguyên nhân gây giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết. 

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu ở giai đoạn nào?

Ở hầu hết mọi người, sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu trong giai đoạn nguy hiểm, tức từ khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh. Sau đó, chỉ số tiểu cầu thường sẽ trở lại bình thường. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sốt (2 – 3 ngày đầu tiên): Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt cao, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi và thường chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu.
  • Giai đoạn nguy hiểm (ngày 4 – 7): Số lượng tiểu cầu thường giảm đáng kể ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn hồi phục (từ ngày 8): Từ ngày thứ 8 – 9 thì số lượng tiểu cầu dần trở lại mức bình thường.

Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Việc bệnh sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào mức độ tiểu cầu giảm. Nếu mức tiểu cầu chỉ giảm nhẹ thì không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu số lượng tiểu cầu giảm nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Với các trường hợp nặng, giảm tiểu cầu có thể gây: 

  • Xuất huyết nội (chảy máu trong): Giảm tiểu cầu có thể gây thoát huyết tương qua thành mạch, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết nội tạng hoặc nguy hiểm hơn là xuất huyết não.
  • Suy các tạng: Bệnh nhân có thể bị suy nhiều cơ quan như hệ hô hấp, gan, tim…
  • Nhồi máu cơ tim: Giảm tiểu cầu có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim và gây ra cơn nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm. 

Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết

Trên thực tế, một số bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng. Nhưng một số trường hợp tiểu cầu giảm ở mức từ trung bình đến nặng sẽ có các triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện các ban xuất huyết, chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím trên cơ thể
  • Nướu hoặc chân răng chảy máu
  • Chảy máu cam
  • Máu trong dịch nôn, nước tiểu, phân hoặc chảy máu trực tràng
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, đến sớm hơn hoặc ra máu nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh
  • Xuất hiện các vết bầm tím
Dấu hiệu sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu
Các chấm xuất huyết xuất hiện rải rác trên cơ thể là dấu hiệu của tình trạng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.

Người bị sốt xuất huyết nên làm gì để tăng tiểu cầu?

Những người bị sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có thể thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc để giúp thúc đẩy tiểu cầu tăng trở lại mức bình thường. Một số trường hợp nặng cần truyền tiểu cầu hoặc phẫu thuật. Cụ thể như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Nhiều loại thực phẩm có khả năng giúp làm tăng số lượng tiểu cầu. Nếu bệnh sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu, bệnh nhân nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây có múi, quả mọng, kiwi
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 như trứng, gan, hải sản…
  • Thực phẩm chứa nhiều sắt như rau bina, đậu lăng, hạt bí, chuối, ổi…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như dầu gan cá, cá, trứng gà, nấm, sữa…
  • Thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá béo, hạt chia, quả óc chó… 

Dùng thuốc

Nếu bị giảm tiểu cầu nặng, bệnh nhân sốt xuất huyết cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Lúc này, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng corticosteroid. Đây là loại thuốc giúp thúc đẩy quá trình sản xuất tiểu cầu. 

Truyền tiểu cầu

Nếu mức tiểu cầu giảm rất thấp, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu hoặc truyền tiểu cầu để tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Biện pháp này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa hoặc điều trị tình trạng chảy máu do giảm tiểu cầu. Tác dụng của phương pháp truyền tiểu cầu thường kéo dài khoảng 3 ngày. 

Phẫu thuật cắt lách

Nếu tình trạng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu không được cải thiện khi dùng thuốc hoặc lá lách loại bỏ quá nhiều tiểu cầu, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật cắt lách. 

Trên đây là một số lý do giải thích vì sao sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu mà có thể bạn chưa biết. Theo đó, tình trạng này có khả năng gây chảy máu ở nhiều nơi trên cơ thể. Vì vậy, nếu gặp phải các biểu hiện như vết bầm tím mới và chảy máu bất thường trong quá trình bị sốt xuất huyết, bạn cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế và điều trị kịp thời. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
Các bệnh lý khác

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Người bệnh giang mai kiêng ăn gì? Top 5 nhóm thực phẩm cần tránh Người bệnh giang mai kiêng ăn gì? Top 5 nhóm thực phẩm cần tránh
Các bệnh lý khác

Người bệnh giang mai kiêng ăn gì? Top 5 nhóm thực phẩm cần tránh

Hen suyễn về đêm và những thông tin cần biết Hen suyễn về đêm và những thông tin cần biết
Các bệnh lý khác

Hen suyễn về đêm và những thông tin cần biết

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK