Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Sốt xuất huyết có đau họng không? 7 cách giảm đau họng hiệu quả

Sốt xuất huyết đau họng khiến người bệnh trở nên mệt mỏi và suy nhược. Đồng thời, cảm giác khô rát ở cổ họng cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến nguy cơ mất năng lượng, làm chậm khả năng hồi phục sức khỏe. Tìm hiểu một số biện pháp giảm đau họng hiệu quả có thể giúp đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh ở những người bị đau họng khi mắc sốt xuất huyết.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-05-19
Cập nhật ngày 2023-06-02
Nội dung chính
Đôi nét về bệnh sốt xuất huyếtNgười lớn và trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết có bị đau họng không?Làm thế nào để giảm đau họng khi bị sốt xuất huyết?Người bệnh nên ăn uống gì để giảm đau họng, nhanh khỏi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có đau họng không? 7 cách giảm đau họng hiệu quả

Vậy bệnh sốt xuất huyết có gây đau họng trong tất cả các trường hợp? Bạn có thể làm gì để giảm cảm giác khó chịu nếu bị đau họng? Mời bạn hãy cùng Công Ty Bowtie giải đáp những thắc mắc này thông qua nội dung của bài viết hôm nay nhé!

Đôi nét về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết dengue hay gọi chung là sốt xuất huyết, là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và người có hệ miễn dịch kém là những đối tượng có nguy cơ phát triển bệnh nhiều nhất. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết có khả năng truyền nhiễm rất nhanh, trở thành đại dịch trên thế giới với ước tính khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh mỗi năm.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là virus dengue. Trong đó, vật thể trung gian chính lây truyền virus từ người sang người là muỗi cái Aedes aegypti (muỗi vằn). Thông thường, sau khi nhiễm virus dengue do bị muỗi vằn có mang mầm bệnh đốt, cơ thể bạn sẽ ủ bệnh trong vòng 4 – 14 ngày trước khi phát triển các triệu chứng ra bên ngoài. 

Nhìn chung, có thể tóm tắt diễn biến bệnh sốt xuất huyết ở người qua 3 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn sốt: Đây là giai đoạn bệnh nhân liên tục bị sốt cao và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau khoảng thời gian ủ bệnh.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Được ghi nhận sau thời điểm đầu tiên bị sốt khoảng 3 ngày và thường diễn ra trong 4 ngày tiếp theo. Khi đó, biểu hiện sốt có thể đã thuyên giảm hoặc không, nhưng người bệnh có nguy cơ gặp phải các biến chứng xuất huyết nặng với khả năng đe dọa tính mạng cao.
  • Giai đoạn phục hồi: Sức khỏe của bệnh nhân đã dần trở lại bình thường sau 1 – 2 ngày kể từ khi trải qua giai đoạn nguy hiểm. Để giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn, việc chăm sóc giảm nhẹ và chế độ ăn uống là những yếu tố vô cùng quan trọng đối với giai đoạn này.  

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết mà người bệnh có nguy cơ đối mặt nếu như không được điều trị kịp thời là:

  • Sốc, hôn mê
  • Tràn dịch màng phổi, màng bụng
  • Xuất huyết nội tạng, tiêu hóa, võng mạc mắt
  • Phù phổi, phù não cấp
  • Viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não
  • Suy tim, suy thận

Người lớn và trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết có bị đau họng không?

Nếu bạn tự hỏi “Người lớn và trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết có bị đau họng không?” thì câu trả lời là có. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ kèm theo viêm họng, dẫn đến đau họng ở giai đoạn sốt. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn này, người bệnh thường nhận thấy các triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh do virus thông thường gây ra nhưng với mức độ nhiều và nặng hơn. 

Những triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn sốt gồm có:

  • Đột ngột sốt cao lên đến 39 – 40°C, không thể hạ sốt dù đã uống thuốc
  • Người mệt mỏi, suy nhược, phát ban
  • Đau yếu cơ, nhức khớp
  • Đau đầu và đau sau hốc mắt
  • Sổ mũi, ho, đau rát họng
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn ói
  • Đau vùng thượng vị, tiêu chảy
  • Quan sát thấy các nốt xuất huyết dưới da
  • Chân răng bị chảy máu hoặc chảy máu cam ở mũi

Trong đó, sốt và đau họng được xem là các triệu chứng đặc biệt phổ biến ở trẻ em mắc sốt xuất huyết. Ngoài ra, khi cơn sốt bắt đầu giảm nhẹ vào ngày thứ 3, cơ thể trẻ thường có biểu hiện xuất huyết nhẹ ở vùng thân, sau đó lan đến mặt, các chi, lòng bàn tay cũng như lòng bàn chân.

Bài viết liên quan:

Sốt xuất huyết có gây đau họng
Bên cạnh đau họng, trẻ bị sốt xuất huyết có thể xuất hiện các dấu hiệu trên da.

Làm thế nào để giảm đau họng khi bị sốt xuất huyết?

Dịch bệnh sốt xuất huyết là tình trạng được báo động trên phạm vi toàn cầu. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo các phương pháp điều trị chính mà bác sĩ đã chỉ định và hướng dẫn. Ngoài ra, nếu gặp phải tình trạng đau họng khi bị sốt xuất huyết, bạn cũng có thể kết hợp một số cách chăm sóc để giảm đau họng tại nhà. Dưới đây là 7 biện pháp chăm sóc giảm nhẹ đơn giản sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng đau họng do sốt xuất huyết: 

Uống nhiều nước

Nước là một thành phần quan trọng của cơ thể, đóng vai trò lớn trong việc duy trì trạng thái sức khỏe nói chung. Đối với những người bị sốt xuất huyết gây đau họng, uống nhiều nước có thể ngăn chặn tình trạng mất nước, đồng thời cung cấp thêm độ ẩm để giúp làm dịu cảm giác đau họng.

Không chỉ vậy, bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày còn là cách để ổn định khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng hạ sốt và từ đó giảm nhẹ một số triệu chứng khác của sốt xuất huyết.

Uống các món ấm hoặc lạnh

Bệnh nhân bị viêm họng thường được khuyên nên uống nhiều nước hoặc các loại trà thảo dược ở nhiệt độ ấm để giảm bớt cảm giác đau rát cổ họng. Nhưng bạn có biết, đôi khi sử dụng thức uống lạnh cũng có hiệu quả tương tự trong một số trường hợp. Bởi vì nhiệt độ thấp có khả năng gây tê cục bộ, giúp cảm giác đau tạm thời biến mất để cổ họng trở nên dễ chịu hơn.

Uống nước lạnh, ngậm nước đá, ăn kem tuyết… là những gợi ý mà bạn có thể thực hiện để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau họng. Lời khuyên là bạn nên thử cả hai cách nóng và lạnh để tìm được biện pháp giảm đau họng phù hợp với cơ địa và sở thích của bản thân.

Súc nước muối

Nhờ khả năng sát khuẩn nhẹ và làm dịu kích ứng, dung dịch nước muối sẽ hỗ trợ giảm sưng đau bên trong cổ họng. Do đó, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng tự pha cũng là một cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng đau họng do sốt xuất huyết.

Để đạt hiệu quả tích cực, bạn nên duy trì việc súc nước muối khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc vào bất kỳ lúc nào cảm giác đau ngứa họng xảy ra. Lưu ý, khi tự pha nước muối súc miệng tại nhà, bạn chỉ cần cho 1/2 thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm, sau đó hòa tan. Tránh việc sử dụng quá nhiều muối vì có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. 

Tắm nước nóng

Giống như việc bạn uống nhiều nước ấm, khi tắm bằng nước nóng, nhiệt độ nóng sẽ giúp cổ họng được làm ấm từ bên ngoài để xoa dịu cảm giác đau họng. Đồng thời, sử dụng nước nóng để tắm trước giờ đi ngủ còn làm thư giãn các mạch máu trong cơ thể khiến tuần hoàn được lưu thông tốt hơn, giúp người bệnh sốt xuất huyết đau họng có thể dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Tuy nhiên, khi bị sốt xuất huyết, bạn cần lưu ý là không nên tắm quá lâu và nên tắm ở nơi kín gió. Đặc biệt, trong giai đoạn nguy hiểm, bạn nên hạn chế việc tắm gội vì có thể làm giãn thành mạch và khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn.

Bài viết liên quan:

Tắm nước nóng giảm tình trạng đau họng do sốt xuất huyết
Tắm nước nóng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng đau họng.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Lợi ích của việc nghỉ ngơi đúng cách đối với khả năng hồi phục sức khỏe là điều không thể phủ nhận, nhất là trong giai đoạn cơ thể cần “chiến đấu hết mình” để chống lại bệnh tật. 

Bằng cách thư giãn đầu óc và chăm sóc giấc ngủ mỗi ngày, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người mắc bệnh sốt xuất huyết kèm đau họng có thể được tăng cường. Điều này giúp cho tình trạng bệnh sớm được điều trị khỏi. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng hoặc tựa đầu vào gối cao khi nghỉ ngơi cũng giảm bớt áp lực đè lên phía sau cổ họng, giúp người bệnh không còn cảm giác đau nhiều. 

Hạn chế chất kích thích

Cổ họng nối giữa khoang miệng và thực quản, là nơi tiếp xúc với hầu hết tất cả những thứ được đưa vào cơ thể bằng đường miệng. Khi bệnh nhân sốt xuất huyết kèm viêm họng, tại vị trí cổ họng thường bị sưng đau và thỉnh thoảng có thể trầy xước.

Lúc này, sự xuất hiện của các chất kích thích niêm mạc cổ họng là điều kiện thuận lợi khiến cho tình trạng đau họng ngày càng dữ dội hơn. Bởi vậy, người bệnh sốt xuất huyết đau họng cần hạn chế sử dụng một số chất kích thích, bao gồm:

  • Thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
  • Rượu bia hoặc thức uống chứa cồn
  • Thực phẩm cay, quá nhiều gia vị
  • Các thực phẩm có tính axit

Tăng độ ẩm trong phòng

Không khí khô hanh và thiếu độ ẩm là một trong các yếu tố có thể kích thích tình trạng đau họng phát triển nặng hơn. Trong khi đó, độ ẩm quá cao cũng là môi trường có hại cho hệ hô hấp do dễ phát sinh nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.

Vì vậy, cân bằng độ ẩm không khí trong phòng ngủ cũng như xung quanh khu vực nghỉ ngơi của bệnh nhân là cách góp phần giảm nhẹ tình trạng sốt xuất huyết gây đau họng. Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm bằng hơi nước là lựa chọn phổ biến để đảm bảo độ ẩm trong không khí.

Người bệnh nên ăn uống gì để giảm đau họng, nhanh khỏi sốt xuất huyết

Các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sốt xuất huyết nên lựa chọn thức ăn lành mạnh và cắt giảm các loại thực phẩm có hại trong chế độ ăn uống để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe. Riêng trong trường hợp sốt xuất huyết gây đau họng, bệnh nhân nên ưu tiên các món ăn, thức uống dưới đây để khắc phục nhanh tình trạng đau họng:

  • Nước ấm: Nhiệt độ ấm của nước có thể làm dịu nhanh cảm giác đau họng, sau đó cũng giảm hẳn tình trạng khô rát ở cổ họng. Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước cũng giúp tăng cường khả năng đào thải chất độc và loại bỏ tác nhân gây bệnh của cơ thể.
  • Trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà gừng, trà quế, trà cam thảo, trà bạc hà… có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người đang bị ốm. Nhâm nhi một ít trà thảo mộc ấm có thể cải thiện tinh thần, giúp sức khỏe nhanh phục hồi cũng như giảm bớt các triệu chứng của sốt xuất huyết, chẳng hạn như đau họng.
  • Nước chanh mật ong: Nhắc đến chất kháng khuẩn, chống viêm sẵn có trong tự nhiên, người ta thường nghĩ ngay đến mật ong – nguyên liệu có trong rất nhiều bài thuốc đông y, đồng thời cũng được khoa học hiện đại chứng minh tác dụng. Trong khi đó, chanh tươi chứa nhiều vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân sốt xuất huyết. Khi kết hợp chanh và mật ong với nhau sẽ tạo thành thức uống có hiệu quả giảm đau họng. 
  • Súp thịt gà với rau củ: Thịt gà luôn được biết đến như một loại thực phẩm có khả năng cung cấp protein và năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, giúp chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh. Trong khi nước dùng từ rau củ là một loại súp nóng với đầy đủ chất dinh dưỡng và có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt.
  • Trứng: Đây là một loại thực phẩm quen thuộc, rất dễ ăn và có thể sử dụng để chế biến nhiều món khác nhau. Nghiên cứu cho thấy, nguồn khoáng chất dồi dào của trứng có thể mang đến lợi ích chống nhiễm trùng và giảm nhẹ tình trạng đau họng.
  • Khoai tây nghiền: Với thành phần gồm chất xơ, vitamin B, C, magie, kali và nhiều chất dinh dưỡng khác, khoai tây nghiền là món ăn được các chuyên gia đánh giá cao trong việc cải thiện khả năng miễn dịch và làm dịu cổ họng ở những người bị sốt xuất huyết đau họng. 
  • Sữa chua: Nguồn lợi khuẩn, protein, carbohydrate và các chất béo lành mạnh trong sữa chua không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn góp phần củng cố chức năng của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước các yếu tố gây bệnh. Sử dụng sữa chua không đường có thể hiệu quả hơn trong việc giảm đau họng khi bị sốt xuất huyết.
  • Gan, thịt, đậu, rau màu xanh đậm và một số thực phẩm chứa nhiều sắt: Người bệnh sốt xuất huyết đau họng cần bổ sung thêm sắt từ thức ăn để cải thiện chất lượng máu trong cơ thể, giúp phòng tránh nguy cơ xuất huyết nặng dẫn đến mất máu. 

Song song đó, bệnh nhân sốt xuất huyết bị đau họng nên cân nhắc tránh xa những món ăn có nguy cơ làm nặng thêm triệu chứng như đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, chất kích thích, caffeine, nước uống có gas, bánh kẹo ngọt, thức ăn khô cứng, sô cô la, các sản phẩm từ sữa… 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn biết được sốt xuất huyết có bị đau họng không, qua đó cũng chia sẻ thêm một số cách hiệu quả trong việc giảm đau họng khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên nếu bị đau họng kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ sốt xuất huyết, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời nhé! 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh giời leo (zona) là bệnh gì? Những điều cần biết về giời leo Bệnh giời leo (zona) là bệnh gì? Những điều cần biết về giời leo
Kiến thức sức khỏe

Bệnh giời leo (zona) là bệnh gì? Những điều cần biết về giời leo

Có nên ăn táo trước khi ngủ? Lợi ích và tác hại? Có nên ăn táo trước khi ngủ? Lợi ích và tác hại?
Kiến thức sức khỏe

Có nên ăn táo trước khi ngủ? Lợi ích và tác hại?

Củ đậu (củ sắn) bao nhiêu calo? Gợi ý 6 món ăn hấp dẫn từ củ đậu Củ đậu (củ sắn) bao nhiêu calo? Gợi ý 6 món ăn hấp dẫn từ củ đậu
Kiến thức sức khỏe

Củ đậu (củ sắn) bao nhiêu calo? Gợi ý 6 món ăn hấp dẫn từ củ đậu

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK