Vậy nguyên nhân vì sao người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng chảy máu cam và cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong nội dung của bài viết dưới đây, mời bạn hãy cùng Bowtie theo dõi nhé!
Như chúng ta đã biết, sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm có khả năng lan rộng rất nhanh, trở thành đại dịch gây ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, có hàng trăm triệu ca nhiễm mới và hàng chục nghìn ca tử vong do sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus dengue xâm nhập vào cơ thể người, với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Theo đó, virus dengue có 5 chủng đã được phát hiện là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 và DEN-5 nhưng chủng DEN-5 không phổ biến. Muỗi vằn có thể mang mầm bệnh là 1 trong 5 chủng virus kể trên, sau đó truyền bệnh vào máu người lành thông qua vết đốt của chúng.
Người bị lây nhiễm virus dengue có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong suốt thời gian nhiễm bệnh (người lành mang mầm bệnh) hoặc có thể phát triển các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sau 3 đến 14 ngày ủ bệnh. Thông thường, bệnh sốt xuất huyết kéo dài khoảng 7 – 10 ngày tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Trong đó, người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn bệnh khác nhau, bao gồm:
“Chảy máu cam” là thuật ngữ chung dùng để mô tả hiện tượng xuất huyết bên trong mũi, khiến máu chảy thành dòng hoặc nhỏ giọt ra bên ngoài. Đôi khi, máu cũng có thể chảy ngược xuống hầu họng trong một số ít trường hợp.
Tình trạng chảy máu cam có khả năng xảy ra ở một hoặc cả hai bên mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy những người mắc bệnh sốt xuất huyết có bị chảy máu mũi không? Câu trả lời là có. Triệu chứng chảy máu mũi (hay chảy máu cam) khi bị sốt xuất huyết thường xảy ra ở giai đoạn sốt và/hoặc giai đoạn nguy hiểm theo các mức độ khác nhau.
Ở giai đoạn sốt cao, phần lớn bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng chảy máu cam nhẹ khi thân nhiệt bắt đầu giảm bớt. Tình trạng chảy máu cam cũng xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sung huyết da, chảy máu chân răng, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, đau nhức cơ bắp hoặc các khớp…
Mặt khác, triệu chứng chảy máu cam khi bị sốt xuất huyết có thể nặng hơn nếu xảy ra ở giai đoạn nguy hiểm. Khi đó, tình trạng chảy máu còn có khả năng diễn ra tại nhiều vị trí khác trong cơ thể, làm xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh, da bị bầm tím hoặc có các mảng xuất huyết dưới da… Nếu không can thiệp sớm, máu chảy ồ ạt có thể dẫn đến sốc và nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
Nguồn gốc gây ra tình trạng xuất huyết ở những người nhiễm virus dengue vẫn chưa thật sự được hiểu rõ. Mặc dù vậy nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy bệnh nhân sốt xuất huyết dengue bị chảy máu dưới da, ở niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng,…) hoặc nội tạng là do 2 nguyên nhân chính sau:
Tiểu cầu là một trong những thành phần vô cùng quan trọng, trực tiếp tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Giảm hụt tiểu cầu có khả năng gây xuất huyết từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Theo đó, tình trạng giảm tiểu cầu được ghi nhận là khi số lượng tiểu cầu ≤ 150.000/μl máu.
Bệnh nhân sốt xuất huyết là đối tượng thường bị giảm tiểu cầu, bất kể bệnh nhẹ hay có diễn biến nặng. Giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết có thể liên quan đến việc tủy xương bị ức chế. Ngoài ra, miễn dịch trung gian qua tế bào có khả năng rút ngắn thời gian phân hủy của tiểu cầu ở máu ngoại vi, khiến chúng nhanh chóng chết đi, cuối cùng làm giảm số lượng tiểu cầu.
Rối loạn đông máu nói chung, bao gồm cả rối loạn đông máu nội mạch lan tỏa là một nguyên nhân nữa khiến người bệnh sốt xuất huyết bị chảy máu cam, cũng như xuất huyết ở nhiều vị trí khác. Rối loạn đông máu có xu hướng phát triển mạnh ở giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, gây ra các triệu chứng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em.
Giảm tiểu cầu có thể góp phần hình thành sự rối loạn đông máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, khi virus sốt xuất huyết xâm nhập vào nội mô mạch máu có thể gây rò rỉ các protein huyết tương, dẫn đến một số yếu tố đông máu bị thất thoát đáng kể. Đồng thời, quá trình này cũng giải phóng ra một lượng heparan sulfat có tác dụng như chất chống đông máu.
Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh sốt xuất huyết cũng đều gặp phải triệu chứng chảy máu cam. Và trong đa số các trường hợp, sốt xuất huyết bị chảy máu cam nhẹ thường lành tính.
Tuy nhiên, bản thân bệnh nhân và người nhà không được mất cảnh giác trước các dấu hiệu chảy máu của bệnh sốt xuất huyết. Bởi vì việc lơ là điều trị có thể khiến tình trạng chảy máu diễn ra liên tục với mức độ ngày càng nặng hơn. Khi đó, người bệnh có khả năng gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm cơ tim, viêm não, viêm gan nặng… Trường hợp xuất huyết nghiêm trọng, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái nguy kịch và hôn mê do sốc mất máu, huyết áp giảm thấp, tràn dịch màng phổi, cô đặc máu…
Tóm lại, bệnh nhân sốt xuất huyết cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng và chỉ định điều trị phù hợp. Khi có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng kết hợp với các biện pháp chăm sóc được hướng dẫn. Thêm vào đó, người chăm sóc phải quan sát thật kỹ các triệu chứng của bệnh nhân. Nếu phát hiện bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam nặng hoặc có dấu hiệu liên quan đến triệu chứng chảy máu, người thân cần lập tức đưa họ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Khi điều trị và chăm sóc tại nhà, người bệnh sốt xuất huyết nên tập trung thư giãn và nghỉ ngơi nhiều để giữ tinh thần và thể chất luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp “loại bỏ” bệnh ra khỏi cơ thể. Đồng thời, việc uống nhiều nước và lên kế hoạch ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp quá trình hồi phục sức khỏe diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, để khắc phục nhanh triệu chứng chảy máu cam cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách cầm máu mũi tại nhà như sau:
Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không được tự ý điều trị hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong trường hợp sốt xuất huyết bị chảy máu cam nghiêm trọng và không thể cầm máu tại nhà. Thay vào đó, người thân phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất có thể để được theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ.
Dựa vào kết quả kiểm tra và biểu hiện thực tế của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra các chỉ định khác nhau. Chủ yếu là giảm đau, hạ sốt và điều trị dự phòng các biến chứng bằng một số phương pháp thích hợp như:
Như vậy, nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà cho bệnh nhân sốt xuất huyết chảy máu cam đã được Bowtie chia sẻ đến bạn thông qua nội dung của bài viết. Ngoài ra, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết khi không được điều trị và chăm sóc thích hợp. Vì vậy, bạn nên tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết ở nơi sinh sống cũng như các địa điểm du lịch đến. Khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết, bạn hãy trực tiếp đến ngay bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh nếu cần thiết.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.