Vậy tại sao sốt xuất huyết lại gây chảy máu chân răng? Bệnh nhân sốt xuất huyết mà bị chảy máu chân răng có sao không? Nếu bị chảy máu chân răng khi mắc sốt xuất huyết thì phải làm thế nào? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện thường gặp của tình trạng xuất huyết niêm mạc xảy ra ở người bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:
Dưới sự tác động của virus sốt xuất huyết và phản ứng miễn dịch, lượng tiểu cầu trong cơ thể người bệnh sẽ bị sụt giảm với mức độ từ nhẹ đến nặng. Không chỉ vậy, virus cũng làm rối loạn chức năng tiểu cầu khiến tế bào máu này hoạt động không ổn định. Hai yếu tố trên làm quá trình đông máu khó diễn ra hơn, từ đó khiến bệnh nhân dễ bị xuất huyết. Thêm vào đó, giảm tiểu cầu cũng khiến mao mạch mỏng, dễ nứt hơn và làm tăng nguy cơ chảy máu, bao gồm cả chảy máu chân răng.
Người bệnh sốt xuất huyết dễ bị mất các protein đông máu thiết yếu do rò rỉ huyết tương. Đồng thời, cơ thể cũng có xu hướng giải phóng nhiều heparan sulfat – hoạt động như một chất chống đông – vào vòng tuần hoàn máu. Cả hai yếu tố này đều có thể dẫn đến rối loạn đông máu và khiến bệnh nhân sốt xuất huyết dễ bị chảy máu hơn bình thường.
Quá trình phát triển của bệnh sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn chính. Trong đó, giai đoạn sốt là giai đoạn đầu tiên, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày với triệu chứng khởi phát đặc trưng là sốt cao đột ngột, liên tục. Tiếp theo là giai đoạn nguy hiểm xảy ra sau giai đoạn sốt và kéo dài khoảng 4 ngày. Cuối cùng là giai đoạn hồi phục bệnh.
Theo đó, tình trạng chảy máu chân răng có thể bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn sốt. Tuy nhiên, một số người bệnh không phát triển triệu chứng chảy máu chân răng ở giai đoạn đầu hoặc chỉ bị chảy máu nhẹ với lượng máu ít.
Bước sang giai đoạn nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ bị chảy máu chân răng cao hơn, đồng thời chảy máu nghiêm trọng hơn. Lúc này, bệnh nhân cần đặc biệt thận trọng và theo dõi sát sao tình trạng chảy máu.
Bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng nhẹ chưa quá đáng ngại và có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan bởi đây là dấu hiệu cho thấy có tình trạng xuất huyết xảy ra trong cơ thể.
Khi bệnh trở nặng, tình trạng xuất huyết không chỉ gây chảy máu chân răng mà còn có thể dẫn đến chảy máu cam, chảy máu âm đạo, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Không những vậy, tình trạng xuất huyết nặng, ồ ạt có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác, bao gồm:
Tình trạng xuất huyết và các biến chứng có thể khiến người bệnh sốt xuất huyết rơi vào trạng thái nguy hiểm, thậm chí dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy, nếu bị chảy máu chân răng nặng, kéo dài và đi kèm với các biểu hiện xuất huyết khác như tiểu ra máu, nôn ra máu, đi tiêu ra máu… thì bạn nên đến bệnh viện để được xử lý và theo dõi ngay.
Bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng nhẹ không nên quá hoang mang và lo lắng. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình theo dõi bệnh tại nhà:
Khi bị sốt xuất huyết, tình trạng sốt cao kéo dài, đổ mồ hôi, nôn ói… có khả năng khiến cơ thể bị mệt mỏi, mất nước. Do đó, việc bạn cần làm là ngăn ngừa mất nước bằng cách bổ sung đủ nước.
Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, ưu tiên uống nước điện giải để bù nước cho cơ thể nhanh hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thêm các loại nước khác như nước ép hoa quả, sữa… để tăng sức đề kháng, đồng thời tăng số lượng tiểu cầu nhằm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí có những trường hợp nặng có thể gây suy nhược cơ thể. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều và cần người nhà chăm sóc hỗ trợ.
Trong quá trình này, bạn vẫn phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh, đặc biệt là các biểu hiện chảy máu như chảy máu chân răng. Nếu tình trạng chảy máu chân răng không dừng, lượng máu chảy nhiều kèm theo các biểu hiện nguy hiểm khác, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kịp thời.
Người bị sốt xuất huyết cần ăn uống đủ chất để cơ thể nhanh chóng hồi phục, đồng thời tăng sản xuất tiểu cầu nhằm hạn chế tình trạng chảy máu. Bạn nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, phở… chứa đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, bệnh nhân bị chảy máu chân răng khi mắc sốt xuất huyết nên hạn chế thức ăn cứng để tránh gây cọ sát mạnh và khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không ăn nhiều được một lúc, người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Khi bị sốt xuất huyết, nướu và răng của người bệnh thường yếu và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường. Do đó, người bệnh cần hạn chế đánh răng quá mạnh để tránh gây chảy máu chân răng. Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết đã bị chảy máu chân răng thì có thể thay thế việc đánh răng bằng súc miệng nước muối và không quên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Sốt và đau nhức cơ thể là các biểu hiện phổ biến của bệnh sốt xuất huyết. Lúc này bạn có thể hạ sốt, giảm đau bằng cách sử dụng thuốc paracetamol với liều lượng phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, bạn không được sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở chân răng và nhiều vị trí khác trong cơ thể.
Với những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng bị giảm tiểu cầu hoặc thiếu máu nghiêm trọng thì cần truyền máu và bổ sung tiểu cầu kịp thời. Thông thường, lượng tiểu cầu giảm dưới mức 50g/L thì mới phải cần truyền bổ sung tiểu cầu.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không. Về cơ bản, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể chuyển biến nặng nên không được xem nhẹ. Khi gặp tình trạng này, bạn cần theo dõi sát sao và nếu thấy bị chảy máu nặng, kéo dài kèm theo các vấn đề bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện ngay.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.