Vậy sarcoidosis phổi là gì? Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời? Mời bạn cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về bệnh sarcoidosis phổi qua bài viết dưới đây.
Sarcoidosis hay còn có tên gọi khác là u hạt, được xếp vào nhóm các bệnh hiếm gặp. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể nhưng thường xảy ra ở phổi và các hạch bạch huyết.
Theo đó, u hạt phổi là những cục u được hình thành từ các tế bào viêm khu trú trong phổi. Những cục u này thường tự lành và biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mô phổi vẫn tiếp tục bị viêm và trở thành sẹo cứng, được gọi là xơ hóa phổi. Tình trạng này có thể làm thay đổi cấu trúc của phổi và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bệnh nhân.
Thêm vào đó, tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mạn tính do u hạt phổi cũng khiến đường thở bị giãn rộng, từ đó dẫn đến bệnh giãn phế quản.
Trên thực tế, nhiều người mắc sarcoidosis phổi không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, thậm chí không biết mình mắc bệnh. U hạt phổi có thể làm giảm lượng không khí tối đa mà phổi có thể lưu trữ và gây nên tình trạng xơ cứng phổi.
Triệu chứng sarcoidosis phổi sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng không liên quan trực tiếp đến phổi, chẳng hạn như:
Những triệu chứng này cũng có thể do các vấn đề sức khỏe khác gây ra. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cho tới thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh sarcoidosis phổi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, u hạt phổi có thể xảy ra do phản ứng viêm của cơ thể đối với một kháng nguyên môi trường ở những người nhạy cảm về mặt di truyền.
Theo đó, một số bệnh nhân có các yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới tác động của vi khuẩn, virus, bụi hoặc hóa chất, cơ thể kích hoạt phản ứng miễn dịch một cách “thái quá”. Lúc này, các tế bào miễn dịch bắt đầu tập hợp lại với nhau, tạo thành u hạt.
Để chẩn đoán sarcoidosis phổi, bác sĩ thường bắt đầu từ việc thăm hỏi bệnh sử và triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, đồng thời tiến hành khám sức khỏe lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để xác định sarcoidosis phổi như:
Hiện nay, chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh u hạt phổi. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Các phương pháp điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng của cơ quan bị ảnh hưởng.
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc như corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, hydroxychloroquine, chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha)…
Bệnh nhân cũng có thể tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng cho phổi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần sử dụng liệu pháp oxy hoặc thậm chí là ghép phổi.
Bệnh sarcoidosis nói chung và sarcoidosis phổi nói riêng không phải là một bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.
U hạt phổi thường là những khối u lành tính và không phải ung thư. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân u hạt phổi có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn người bình thường
Mặc dù u hạt phổi thường lành tính và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn trong phổi (xơ phổi), gây khó thở và đôi khi làm tăng áp lực động mạch phổi.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh sarcoidosis phổi. Dù thường lành tính và có thể tự biến mất nhưng trong nhiều trường hợp, u hạt phổi sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của phổi và có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.