Kiến thức sức khỏe
Kiến thức sức khỏe

Phù nề: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Có rất nhiều nguyên nhân gây phù nề. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp bạn có cách điều trị và xử lý kịp thời.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-06-28
Cập nhật ngày 2023-06-28
Nội dung chính
Phù nề là gì?Biểu hiện của phù nềNguyên nhân gây phù nề và cách khắc phục tùy từng nguyên nhânTình trạng phù nề ở phụ nữKhi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?Biến chứng của tình trạng phù nềCâu hỏi thường gặp về phù nề
Phù nề: Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này

Uống nước nhiều có gây phù nề không? Tình trạng này liệu có liên quan đến các vấn đề ở thận? Trong bài viết hôm nay, Bowtie sẽ chia sẻ với bạn một số thông tin về tình trạng phù nề cũng như các phương pháp khắc phục tình trạng này.

Phù nề là gì?

Phù nề là triệu chứng lâm sàng do sự tích tụ quá nhiều chất lỏng bất thường trong cơ thể gây ra. Tình trạng này có xu hướng dễ gặp phải nhất ở cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân nhưng cũng có thể xảy ra ở tay và mặt.

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù nề rất đa dạng, có thể do thói quen sinh hoạt hằng ngày, bệnh lý, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc, tình trạng mang thai…

Biểu hiện của phù nề

Phù nề đặc trưng bởi tình trạng một vùng của cơ thể bị sưng và phình to ra, đi kèm với các biểu hiện như:

  • Vùng cơ thể bị sưng to hơn so với trước đây
  • Vùng bị sưng phù mất tính đàn hồi, khi ấn vào rồi bỏ ra sẽ xuất hiện vết lõm như đồng tiền
  • Vùng sưng phù có thể bị căng, bóp vào thấy da bóng lên
  • Có cảm giác đau nhẹ và mỏi ở vùng bị phù nề
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển các chi

Để phân biệt giữa tình trạng béo phì và phù nề, bạn chỉ cần ấn nhẹ vào da. Nếu vị trí da lõm phục hồi chậm sau khi ấn vào thì đó là biểu hiện của phù nề.

Nguyên nhân gây phù nề và cách khắc phục tùy từng nguyên nhân

Hầu hết trường hợp phù nề đều do các bệnh lý lành tính. Bạn chỉ cần loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể là tình trạng phù nề sẽ giảm dần. Tuy nhiên, một số trường hợp sưng, phù nề có nguyên nhân do các vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn, cần được chú ý và điều trị chuyên khoa.

Phù nề ở bắp chân, chân

Nguyên nhân Cách khắc phục
Đứng hoặc ngồi lâu Tránh đứng hoặc ngồi lâu, có thể dùng ghế hoặc gối để nâng vùng bị phù nề lên cao hơn tim nhằm tăng lưu thông máu.
Ăn quá nhiều muối Giới hạn lượng muối trong khẩu phần ăn
Thừa cân Giảm cân lành mạnh
Mang thai Tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi đầy đủ, giảm thiểu lượng muối và chất béo trong khẩu phần ăn, mang tất chân chống phù nề
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm hoặc corticoid Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc cho bạn

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, bạn cũng cần vệ sinh chân sạch sẽ, đồng thời giữ cho chân khô ráo để tránh nhiễm trùng.

Phù nề ở mắt

Khi bị phù nề ở mắt, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể nhằm có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân Cách khắc phục
Dị ứng Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
Viêm bờ mi Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ, kem bôi theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
Viêm kết mạc Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng histamine. Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
Zona ở mắt Sử dụng thuốc kháng virus và thuốc giảm đau. Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.
Chắp mắt Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm

Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.

Lẹo mắt Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.

Viêm tổ chức hốc mắt Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.

Bệnh tuyến giáp, chẳng hạn như bệnh Graves Điều trị hiệu quả bệnh tuyến giáp liên quan

Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ.

Phù nề ở mặt

Nguyên nhân Cách khắc phục
Nhiễm actinomyces Có thể cần phải sử dụng kháng sinh
Nhiễm trùng răng Sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật tủy răng
Viêm kết mạc dị ứng Tránh dụi mắt và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Chườm lạnh lên vị trí bị viêm hoặc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt như thuốc kháng histamine, thuốc kháng viêm hoặc steroid. 
Viêm xoang Có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc xông hơi
Gãy mũi Sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh hoặc có thể cần phẫu thuật
Phù mạch
  • Tình trạng phù mạch nhẹ không cần điều trị, chỉ cần hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân.
  • Người gặp các triệu chứng trung bình đến nặng cần sử dụng epinephrine, thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc khác.
Dị ứng Nên đến bệnh viện thăm khám, tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và mang theo thuốc epinephrine tự tiêm bên người.

Phù bạch huyết

Nguyên nhân Cách khắc phục
Điều trị ung thư bằng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị 
  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp ở tay và chân
  • Massage dẫn lưu hệ bạch huyết
  • Sử dụng băng thun y tế co giãn
  • Dùng máy bơm gắn vào quần áo nơi bị tổn thương, sau đó tạo áp lực để di chuyển dịch bạch huyết ra khỏi vị trí bị phù nề.

Tình trạng phù nề ở phụ nữ

Phụ nữ cũng có thể bị phù nề trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở phụ nữ:

  • Nguyên nhân gây sưng, phù nề cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt: Tình trạng phù nề thường xảy ra do nồng độ hormone progesterone tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Nguyên nhân gây sưng, phù nề cơ thể trong thời kỳ mang thai: Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh, từ đó làm tăng khả năng giữ nước. 
  • Nguyên nhân gây phù nề sau sinh: Tình trạng phù nề sau sinh được chia làm 2 loại là phù bệnh lý và phù sinh lý. Phù bệnh lý có khả năng do sảy thai, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ… Còn phù nề sau sinh sinh lý có thể do lúc sinh, áp lực khi rặn đẻ sẽ đẩy lượng nước trong cơ thể đến các phần như chân và mặt. Ngoài ra, nguyên nhân gây phù nề sau sinh sinh lý còn có khả năng do chế độ ăn uống không cân bằng khiến nồng độ albumin trong máu thấp, ăn quá mặn gây tích nước…

Lúc này, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số cách sau để giảm phù nề:

  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế và duỗi chân thường xuyên
  • Khi ngồi, bạn hãy sử dụng ghế nhỏ để nâng chân lên, tránh bắt chéo chân
  • Trước khi đi ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối dưới bắp chân, sau đó di chuyển chân nhẹ nhàng lên xuống và sang trái – phải
  • Trong khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái
  • Chọn giày dép và tất vừa vặn, thoải mái, có độ co giãn tốt
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng và nước, không giảm lượng nước uống đột ngột

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Khi bị phù nề, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Vùng bị phù nề trở nên đau nhức hoặc thay đổi màu sắc da
  • Vùng sưng bị tổn thương hoặc xuất hiện vết loét
  • Khó thở
  • Sưng, phù nề ở một bên cơ thể
  • Gặp khó khăn khi di chuyển

Khi gặp những triệu chứng trên hoặc tình trạng phù nề kéo dài lâu ngày không khỏi, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm được nguyên nhân cụ thể. Phương pháp điều trị phù nề sẽ khác nhau tùy vào nguyên nhân:

  • Nếu nguyên nhân gây phù là do các bệnh lý ở phổi như viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh nhân có hút thuốc thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh ngừng hút thuốc.
  • Nếu nguyên nhân gây phù nề liên quan đến suy tim mạn tính, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống, theo dõi cân nặng, lượng nước và muối mà họ tiêu thụ cũng như giảm uống rượu.
  • Nếu nguyên nhân gây phù nề là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc hoặc giảm liều lượng để hạn chế tình trạng này.
Bị phù nề khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu gặp khó khăn khi di chuyển do phù nề, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.

Biến chứng của tình trạng phù nề

Nếu lơ là và không điều trị trong thời gian dài, tình trạng phù nề có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Vùng bị phù nề trở nên cứng hoặc đau hơn
  • Gây khó khăn khi di chuyển
  • Da có cảm giác căng và ngứa, không thoải mái
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vùng bị phù nề
  • Lưu thông máu kém
  • Giảm độ linh hoạt của động mạch, tĩnh mạch, khớp và cơ bắp
  • Tăng nguy cơ viêm loét da

Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không được điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, khi bị phù nề kéo dài, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng. 

Câu hỏi thường gặp về phù nề

1. Có phải nguyên nhân gây phù nề chủ yếu là do bệnh thận?

Nguyên nhân gây phù nề rất đa dạng, không nhất thiết phải do các vấn đề ở thận gây ra. Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây phù nề có liên quan đến các vấn đề ở thận, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác nhận.

2. Nguyên nhân khiến người già bị phù nề ở chân là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng này?

Nguyên nhân gây phù nề chân thường gặp nhất ở người già là do thiếu vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi lâu. Lúc này, người lớn tuổi sẽ được khuyến khích tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

3. Có nên giảm uống nước để giảm phù nề không hay cần uống nhiều nước hơn?

Trên thực tế, bạn cần điều trị nguyên nhân gây phù nề thay vì chỉ giảm lượng nước uống. Nếu tình trạng phù nề không phải do bệnh lý, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân duy trì việc uống đủ nước.

Như vậy, Bowtie đã chia sẻ cho bạn một số thông tin về tình trạng phù nề. Nguyên nhân gây phù nề rất đa dạng nên nếu gặp phải tình trạng này, bạn vẫn nên đến bệnh viện để xác định rõ nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Mật ong bao nhiêu calo? Những lưu ý khi sử dụng mật ong Mật ong bao nhiêu calo? Những lưu ý khi sử dụng mật ong
Kiến thức sức khỏe

Mật ong bao nhiêu calo? Những lưu ý khi sử dụng mật ong

Thử ngay 12 bài tập giảm cân trước khi ngủ để đánh bay mỡ hiệu quả Thử ngay 12 bài tập giảm cân trước khi ngủ để đánh bay mỡ hiệu quả
Kiến thức sức khỏe

Thử ngay 12 bài tập giảm cân trước khi ngủ để đánh bay mỡ hiệu quả

Tối ngủ bị chuột rút: Bật mí 10 nguyên nhân và các bước xử lý ngay Tối ngủ bị chuột rút: Bật mí 10 nguyên nhân và các bước xử lý ngay
Kiến thức sức khỏe

Tối ngủ bị chuột rút: Bật mí 10 nguyên nhân và các bước xử lý ngay

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK