Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai? Trong bài viết này, Bowtie sẽ chia sẻ với bạn 7 cách phòng chống bệnh giang mai hiệu quả. Bạn hãy dành vài phút theo dõi để có thể bảo vệ bản thân tốt hơn trước căn bệnh này nhé!
Giang mai là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục, kể cả quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Vì vậy, một trong những biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả nhất chính là xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh. Theo đó, khi quan hệ, bạn cần đảm bảo:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục, có thể giúp bạn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giang mai. Ngoài ra, đây cũng là thói quen tốt giúp bạn phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời giảm khả năng mắc các bệnh xã hội khác.
Dù con đường lây nhiễm giang mai chủ yếu là quan hệ tình dục nhưng việc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh cũng có thể khiến bạn bị giang mai. Ngoài ra, vi khuẩn giang mai từ các tổn thương này cũng có khả năng bám lên đồ dùng cá nhân mà người bệnh sử dụng và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập qua những vết nứt hoặc vết thương trên cơ thể, từ đó khiến bạn bị nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng bệnh giang mai, tốt nhất bạn nên tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là người mắc bệnh.
Bên cạnh những biện pháp phòng tránh bệnh giang mai kể trên, một lưu ý bạn cần nhớ để tránh lây nhiễm đó là nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết từ các tổn thương của người bệnh. Đồng thời, hãy tránh xa tệ nạn, nhất là tiêm chích, chơi ma túy. Điều này giúp bạn không bị lây truyền bệnh giang mai do sử dụng chung bơm kim tiêm.
Để phòng ngừa khả năng lây nhiễm bệnh giang mai, bạn và bạn tình nên chú ý duy trì thói quen khám phụ khoa, nam khoa định kỳ, tốt nhất là 6 tháng đến 1 năm 1 lần. Việc này sẽ giúp cả hai phát hiện sớm bệnh giang mai và điều trị kịp thời để tránh lây nhiễm cho đối phương. Trong trường hợp nhận thấy biểu hiện của bệnh giang mai, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
Giang mai là bệnh lý có khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Theo đó, xoắn khuẩn giang mai có thể đi qua nhau thai và tấn công thai nhi. Điều này dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, tử vong sơ sinh hoặc khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ. Nếu may mắn sống sót qua thai kỳ, bé cũng đối diện với nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng do giang mai bẩm sinh gây ra.
Theo thống kê, nếu không được điều trị, tỷ lệ lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con gần như là 100% và tỷ lệ thai nhi nhiễm bệnh bị chết lưu hoặc tử vong sơ sinh có thể lên đến 40%. Do đó, trước khi có ý định mang thai, bạn cần đi khám tổng quát để biết mình có mắc giang mai hay không. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn cần điều trị khỏi giang mai hoàn toàn trước khi có con để tránh những rủi ro cho thai nhi.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai cuối cùng mà Bowtie muốn chia sẻ cùng bạn đó là xây dựng lối sống lành mạnh để củng cố và nâng cao hệ miễn dịch. Bởi người có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, để phòng tránh bệnh giang mai, bạn nên cố gắng cải thiện sức khỏe bằng cách:
Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn hỗ trợ người mắc giang mai điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thể “bỏ túi” cho mình một vài cách phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả. Giang mai là bệnh lý có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn chứ không thể khôi phục lại những tổn thương đã xảy ra ở các cơ quan. Do đó, tốt nhất bạn nên chủ động phòng tránh giang mai từ sớm để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, hãy chú ý đi khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị khi cần.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.