Vậy liệu có cách nào nhận biết sớm ung thư vòm họng? Trong bài viết này, Bảo hiểm trực tuyến Bowtie sẽ chia sẻ với bạn 3 cách kiểm tra, phát hiện ung thư vòm họng. Bạn hãy cùng Bowtie theo dõi để biết đó là những cách gì nhé!
Có nhiều trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện khi người bệnh đi khám vì cơ thể có những biểu hiện bất thường. Do đó, một trong những cách giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng là nên chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần đi khám ngay.
Ở giai đoạn đầu, ung thư vòm họng có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, khi càng tiến triển, bệnh sẽ có nhiều biểu hiện hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng mà bạn cần lưu ý:
Đây là những tình trạng tương đối phổ biến, thường gặp trong cuộc sống và có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tai mũi họng thông thường. Vì vậy, nhiều người chủ quan, không để ý đến. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu này diễn ra trong thời gian dài hoặc bạn nghi ngờ cơ thể có vấn đề, tốt nhất hãy đi khám ngay.
Bài viết hứu ích :
Ung thư vòm họng thường gây sưng và nổi hạch ở cổ. Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng kể trên, bạn cũng có thể tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà bằng cách kiểm tra xem cổ có nổi hạch hay không. Dưới đây là các bước thực hiện:
Nhìn chung, cách kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà này chỉ là “dấu hiệu cảnh báo” cho thấy bạn nên đi khám sức khỏe. Việc phát hiện các biểu hiện như trên cũng không đồng nghĩa với việc chắc chắn bạn đã bị ung thư vòm họng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng nhé!
Ngoài 2 cách kể trên, bạn có thể phát hiện sớm ung thư vòm họng thông qua việc tầm soát ung thư vòm họng định kỳ. Đây là cách giúp phát hiện ung thư vòm họng hiệu quả và có độ chính xác cao. Đặc biệt, các chuyên gia y tế thường khuyến nghị những người có nhiều nguy cơ như người có tiền sử gia đình mắc ung thư vòm họng, người nhiễm virus EBV, HPV, người bị bệnh mạn tính ở tai mũi họng, người có chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại… nên tiến hành tầm soát ung thư vòm họng định kỳ.
Trong quá trình tầm soát, bạn thường sẽ được yêu cầu thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm sau:
Khi tầm soát ung thư vòm họng, ở bước đầu tiên, bạn thường sẽ được kiểm tra sức khỏe, khám lâm sàng để phát hiện xem có các triệu chứng của ung thư vòm họng hay không. Bác sĩ thường tập trung kiểm tra vùng đầu và cổ, gồm cả mũi, miệng, cổ họng, cơ mặt và các hạch bạch huyết ở cổ.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vòm họng sẽ giúp bác sĩ xác định và đo được nồng độ các kháng nguyên, kháng thể virus Epstein Barr (EBV) hoặc virus gây u nhú ở người (HPV) trong máu của bạn. Đây là hai loại virus có liên quan mật thiết đến ung thư vòm họng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ở bệnh nhân ung thư vòm họng không biệt hóa, nồng độ kháng thể EBV thường cao. Đồng thời, việc thử các phản ứng huyết thanh IgA/EA, IgA/EBNA, IgA/VCA khi xét nghiệm máu cũng giúp đánh giá được tiên lượng của bệnh.
Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ position (PET), xạ hình xương… cũng thường được sử dụng để tầm soát ung thư vòm họng. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của vòm họng và nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể để phát hiện khối u cũng như các dấu hiệu bất thường.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ, mỏng có gắn máy quay và đèn để đưa vào khu vực vòm họng của bệnh nhân thông qua đường mũi hoặc miệng. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát được chi tiết bên trong khu vực này và tìm kiếm các dấu hiệu bất thường. Nội soi NBI (nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI) là phương pháp nội soi phát hiện ung thư vòm họng thường được sử dụng.
Hiện nay, nội soi là một trong những phương pháp giúp phát hiện cũng như chẩn đoán ung thư vòm họng sớm, khi khối u chưa phát triển. Qua đó, bệnh nhân có thể nâng cao được hiệu quả điều trị và tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Trong quá trình nội soi, nếu nhận thấy các vị trí bất thường nghi ngờ có khối u trong vòm họng, bác sĩ sẽ loại bỏ một ít mô tại đó để tiến hành kiểm tra (sinh thiết). Mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư. Ngoài sinh thiết nội soi, chọc hút tế bào hay sinh thiết hạch ở cổ cũng có thể được chỉ định nếu bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường khi thực hiện các kiểm tra trước đó.
Trên đây là thông tin về 3 cách phát hiện ung thư vòm họng mà bạn có thể thực hiện. Nhìn chung, quan trọng nhất vẫn là bạn nên chú ý theo dõi các “tín hiệu” từ cơ thể. Nếu phát hiện bất thường hoặc cảm thấy có điều gì đó không đúng đang diễn ra trong cơ thể mình, hãy đi khám ngay. Song song với đó, bạn cũng đừng quên tầm soát ung thư vòm họng định kỳ, nhất là khi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao như tiền sử gia đình có người bị ung thư vòm họng, nhiễm EBV, HPV, hay hút thuốc, uống rượu bia nhiều…
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.