Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Phân độ tăng huyết áp giúp bệnh nhân theo dõi tiến triển bệnh

Nhờ vào phân độ tăng huyết áp, người bệnh có thể biết mình đang ở giai đoạn nào của bệnh và chủ động tuân thủ phác đồ điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bởi phân độ tăng huyết áp càng cao thì càng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-04-22
Cập nhật ngày 2023-05-08
Nội dung chính
Tìm hiểu về tăng huyết ápCác hệ thống phân độ tăng huyết ápPhân độ tăng huyết áp cao có nguy hiểm không?Cách giúp người bị tăng huyết áp kiểm soát tình trạng bệnh
Phân độ tăng huyết áp giúp bệnh nhân theo dõi tiến triển bệnh

Vậy tăng huyết áp có mấy độ và được phân chia như thế nào? Trong bài viết này, mời bạn cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm về các mức độ tăng huyết áp để từ đó có thể theo dõi tiến triển của bệnh một cách hiệu quả hơn.

Tìm hiểu về tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý gây ảnh hưởng đến các mạch máu của cơ thể. Nếu bạn mắc phải bệnh lý này, áp lực của máu tác động lên thành động mạch luôn cao hoặc thậm chí mất kiểm soát và khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Theo đó, bệnh tăng huyết áp được xác định khi huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên.

Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở Việt Nam tăng đều hàng năm. Cụ thể, theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta vào các năm 2000, 2009 và 2016 lần lượt là 16,3%, 25,4% và 48%. Số lượng người bệnh vẫn có xu hướng gia tăng ở thời điểm hiện tại. 

Các hệ thống phân độ tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp được chia thành nhiều phân độ khác nhau. Phân độ tăng huyết áp sẽ giúp bác sĩ xác định giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh để từ đó xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dựa vào phân độ này để theo dõi tình trạng của bản thân.

Theo đó, trên thế giới, có nhiều hệ thống phân độ tăng huyết áp khác nhau do nhiều tổ chức, hiệp hội ban hành như JNC, ISH, ESC/ESH, WHO và gần gũi nhất là Bộ Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống phân độ tăng huyết áp theo WHO thường không quy định rõ ràng như các hệ thống khác. 

Phân độ tăng huyết áp theo Bộ Y tế

Theo Bộ Y tế, bệnh tăng huyết áp sẽ có 3 phân độ, kèm với đó là tình trạng tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Dưới đây là bảng phân độ tăng huyết áp mới nhất theo Bộ Y tế: 

Phân độ  Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120 < 80
Huyết áp bình thường  120 – 129 và/hoặc 80 – 84
Tiền tăng huyết áp  130 – 139 và/hoặc 85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc  ≥ 140 < 90

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, nếu 2 chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương có mức phân độ khác nhau thì sẽ xếp loại dựa trên mức cao hơn. Ngoài ra, tình trạng tăng huyết áp tâm thu đơn độc được phân độ theo chỉ số huyết áp tâm thu. 

Phân độ tăng huyết áp theo JNC

Một hệ thống phân độ khác cũng rất phổ biến là hệ thống phân độ tăng huyết áp theo JNC (Liên Uỷ ban Quốc gia Mỹ về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp). Theo đó, hệ thống phân độ tăng huyết áp mới nhất là theo JNC 7 (cập nhật hơn so với JNC 6, không có thay đổi ở JNC 8) như sau:

Phân độ 

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp bình thường  < 120 < 80
Tiền tăng huyết áp  120 – 139 80 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 ≥ 160 ≥ 100

Phân độ tăng huyết áp theo ISH

Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế (ISH) sẽ phân loại mức độ tăng huyết áp cho người trưởng thành như sau: 

Phân độ Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp bình thường  < 130 < 85
Tiền tăng huyết áp  130 – 139 và/hoặc 85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 ≥ 160 và/hoặc ≥ 100

Phân độ tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018

Phân độ tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018 (Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu và Hiệp hội Tim mạch Châu Âu) như sau:

Phân độ

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Huyết áp tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu < 120  < 80
Huyết áp bình thường  120 – 129 và/hoặc 80 – 84
Tiền tăng huyết áp 130 – 139 và/hoặc 85 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 và/hoặc 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 160 – 179 và/hoặc 100 – 109
Tăng huyết áp độ 3 ≥ 180 và/hoặc ≥ 110
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc  ≥ 140  < 90

Bài viết liên quan:

Phân độ tăng huyết áp cao có nguy hiểm không?

Về cơ bản, phân độ tăng huyết áp càng cao thì càng có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Nhiều người bệnh không lường trước được mình sẽ gặp phải các biến chứng tăng huyết áp nào và chúng có ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe ra sao. Để giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp thì dưới đây là một số biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải nếu không kiểm soát bệnh hiệu quả:

  • Nhồi máu cơ tim: Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch và có thể gây tắc nghẽn, ngăn chặn dòng máu lưu thông đến cơ tim. Điều này khiến bệnh nhân phải đối diện với các cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.
  • Đột quỵ: Tình trạng huyết áp cao cũng có thể khiến các mạch máu cung cấp máu và oxy cho não bị tắc hoặc vỡ, từ đó gây đột quỵ.
  • Suy tim: Khối lượng công việc tăng lên do huyết áp cao có thể khiến tim to ra và không còn đủ khả năng cung cấp máu cho cơ thể.
  • Bệnh động mạch ngoại vi (PAD): Xơ vữa động mạch do huyết áp cao có thể dẫn đến hẹp động mạch ở chân tay và các cơ quan khác, từ đó khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi. 
  • Bệnh thận: Tăng huyết áp làm hại đến mạch máu ở thận, từ đó khiến chức năng của cơ quan này suy giảm.
  • Mất thị lực: Bệnh có khả năng làm căng hoặc tổn thương mạch máu trong mắt, từ đó dẫn đến giảm thị lực.
  • Rối loạn chức năng tình dục: Khi huyết áp tăng cao, đàn ông có thể bị rối loạn cương dương, trong khi phụ nữ bị giảm ham muốn và nhu cầu tình dục. 
  • Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa cũng là một biến chứng mà bệnh nhân tăng huyết áp có thể gặp phải.
Phân độ tăng huyết áp cao có nguy hiểm không?
Huyết áp tăng cao, kéo dài có thể gây suy tim, đột quỵ.

Cách giúp người bị tăng huyết áp kiểm soát tình trạng bệnh

Đối với người bị tăng huyết áp, việc kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu là điều rất quan trọng. Bởi nếu không, phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân có thể cao lên, từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng. 

Theo các bác sĩ, để kiểm soát bệnh huyết áp cao thì thay đổi lối sống là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu. Kết hợp với đó là việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh. 

Thông thường, bệnh nhân có phân độ tăng huyết áp 1, 2 và ít yếu tố nguy cơ tim mạch sẽ được khuyến khích thay đổi thói quen sống trước khi dùng thuốc. Ngược lại, bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ, có bệnh nền hoặc mắc tăng huyết áp độ 3 sẽ được cân nhắc dùng thuốc ngay.

Điều quan trọng mà bệnh nhân cần làm là tích cực thay đổi lối sống của bản thân. Nếu đang sở hữu các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, ăn uống không lành mạnh… thì người bệnh cần điều chỉnh ngay. 

Nếu đã cố gắng nhưng huyết áp vẫn cao, bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc. Tùy vào phân độ tăng huyết áp của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 thường chỉ cần dùng một thuốc duy nhất. Trong khi đó, tăng huyết áp độ 2 trở lên có thể cần phối hợp nhiều thuốc hơn để điều trị.

Nếu được chỉ định dùng thuốc, bạn cần đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu uống không đúng liều, bỏ liều thì thuốc không thể hoạt động hiệu quả. Thêm vào đó, đừng nóng vội trong quá trình điều trị. Bạn cần kiên trì dùng thuốc theo đúng chỉ định. Nếu thật sự không thể kiểm soát huyết áp, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc cho bạn.

Ngoài ra, dù ít gặp nhưng thuốc huyết áp có thể gây một số tác dụng phụ nhất định. Nếu gặp phải các tác dụng phụ này, bạn không được tự ý ngừng dùng thuốc mà cần thông báo với bác sĩ điều trị để được cân nhắc thay đổi thuốc nếu cần.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân độ tăng huyết áp mà mọi người không nên bỏ qua. Ở mỗi cấp độ, bệnh đều tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng. Do đó, việc nhận biết và theo dõi tiến triển bệnh sớm sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch Bệnh tim mạch là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là gì? Những thông tin cần biết về bệnh tim mạch

Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ
Bệnh tim mạch

Nguyên nhân viêm cơ tim và yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị? Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị?
Bệnh tim mạch

Tăng huyết áp tâm trương có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK