Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm vì có diễn tiến âm thầm nhưng lại gây ra khá nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Các triệu chứng bệnh ban đầu thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường nên ít khi được chẩn đoán từ sớm để điều trị hiệu quả. Đáng lo ngại thay là tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng và độ tuổi mắc phải cũng trẻ dần. Vậy nên, hãy cùng tìm hiểu bệnh rõ hơn thông qua việc giải đáp những câu hỏi về bệnh tăng huyết áp sau đây để phát hiện sớm, kiểm soát hiệu quả nhé!
Ăn mặn được cho là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tăng huyết áp. Lý do là vì ion natri trong muối khiến cho cơ thể giữ nước và gây tăng thể tích tuần hoàn, từ đó tăng áp lực lên thành mạch làm huyết áp tăng lên. Đồng thời, natri bị tích tụ do thiếu yếu tố nội tiết để đào thải muối sẽ đi vào trong tế bào cơ trơn gây co mạch máu và cũng dẫn đến tăng huyết áp.
Nếu bạn đã mắc bệnh tăng huyết áp, việc ăn mặn sẽ khiến cho các thuốc điều trị bệnh như thuốc lợi tiểu không còn hiệu quả như trước. Tác hại của muối có thể đến nhanh chóng và tích lũy theo thời gian. Trong vòng 30 phút sau khi ăn quá mặn thì khả năng co giãn của mạch máu bị suy giảm. Lâu dần, việc huyết áp tăng cao dẫn đến nhiều tổn thương khác cho cơ thể, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận…
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 6g muối mỗi ngày. Vậy nên, sau khi biết được tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp, hy vọng bạn sẽ chủ động hạn chế lượng muối ăn hàng ngày, bằng cách:
Mối liên hệ giữa béo phì và tăng huyết áp đã được quan sát và ghi nhận qua nhiều nghiên cứu. Ở Mỹ, khoảng 15% người có cân nặng bình thường mắc bệnh tăng huyết áp nhưng ở những người thừa cân thì tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 25% và đối với người béo phì thì lên đến 40%. Các ước tính chung cho thấy ít nhất 75% trường hợp huyết áp cao có liên quan đến béo phì.
Nguyên nhân tại sao béo phì lại gây tăng huyết áp có thể được lý giải theo những cách sau:
Để nhận biết trọng lượng cơ thể có đang ở mức thừa cân, béo phì hay không, bạn có thể tính chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức bằng trọng lượng cơ thể (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Theo Hiệp hội Đái tháo đường Đông Nam Á thì chỉ số BMI khi bị thừa cân, béo phì như sau:
Khi nhận thấy cơ thể đang ở mức độ thừa cân, béo phì, bạn nên có kế hoạch thay đổi lối sống để đạt được cân nặng hợp lý, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp cũng như các bệnh lý liên quan khác.
“Tại sao tiểu đường gây tăng huyết áp?” là một trong những câu hỏi về bệnh tăng huyết áp thường gặp. Tiểu đường và tăng huyết áp sẽ có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Người bệnh tăng huyết áp khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn và ngược lại, tiểu đường cũng làm huyết áp tăng nhanh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Một nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho thấy 60% bệnh nhân tiểu đường phát triển tăng huyết áp hoặc phải dùng thuốc để ổn định chỉ số huyết áp.
Lý do tại sao tiểu đường gây tăng huyết áp liên quan đến 3 yếu tố:
Nếu mắc phải hai căn bệnh này cùng lúc, người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, bao gồm tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch, đẩy nhanh biến chứng tiểu đường. Do đó, bạn cần chú ý kiểm soát cả chỉ số huyết áp và đường huyết, tuân thủ phác đồ điều trị, thay đổi lối sống để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Tăng huyết áp hay tụt huyết áp đều nguy hiểm như nhau. Bình thường, huyết áp ở người trưởng thành nằm ở mức thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Khi trị số huyết áp đo được cao hơn 140/90mmHg thì được đánh giá là bị tăng huyết áp và nếu tăng lên trên 180/120mmHg thì rất nguy hiểm. Nếu trị số này thấp hơn 90/60mmHg thì được xác định là huyết áp thấp.
Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ gây tổn thương đến các mạch máu và cholesterol “xấu” LDL bắt đầu tích lũy dọc theo các vết thương trên thành động mạch. Từ đó, các động mạch bị thu hẹp lại và gây áp lực lên hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề đe dọa đến tính mạng như:
Trường hợp huyết áp tụt xuống thấp đột ngột cũng rất nguy hiểm. Trị số huyết áp chỉ cần thay đổi khoảng 20mmHg sẽ gây chóng mặt, ngất xỉu ngay. Khi huyết áp quá thấp có thể dẫn đến sốc. Lúc này, bệnh nhân có các biểu hiện như:
Nếu gặp phải các biểu hiện bất thường như trên, bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay.
Tăng huyết áp kéo dài có thể gây suy tim do tim buộc phải co bóp quá mức trong khoảng thời gian dài để đủ lực bơm máu vào hệ tuần hoàn. Dần dần, cơ tim sẽ dày lên và cấu trúc tim cũng bị biến đổi.
Máu từ các cơ quan theo tĩnh mạch đổ về tim và được bơm vào động mạch chủ để đi khắp cơ thể từ tâm thất trái. Khi tim phải hoạt động nhiều để tống máu đi thì những thay đổi chủ yếu tập trung vào bên tim trái, khiến thất trái dày lên, hở van 2 lá. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp gây ra suy tim trái.
Người bệnh lúc này thường gặp phải các triệu chứng như đau tức ngực, cảm giác căng cứng vùng ngực, mệt mỏi khi gắng sức. Bệnh tim xảy ra do tăng huyết áp còn làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng cấp tính như suy tim mất bù, hội chứng mạch vành cấp tính hoặc đột tử do tim.
“Huyết áp tâm thu tăng 190mmHg có nguy hiểm không?” cũng là một trong những câu hỏi về bệnh tăng huyết áp khác mà nhiều người thường đặt ra. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) thì khi trị số huyết áp tăng lên hơn 180/120mmHg thì được xác định là tăng huyết áp kịch phát (hypertensive crisis), một tình trạng khẩn cấp. Vậy nên, nếu huyết áp tâm thu của bạn tăng hơn 190mmHg thì rất nguy hiểm và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Cơn tăng huyết áp kịch phát được chia thành 2 thể là:
Nếu nhận thấy chỉ số huyết áp tăng cao, bạn cần gọi điện đến số cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Sau khi hoạt động thể chất, huyết áp thường tăng lên nhưng chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn. Huyết áp sẽ từ từ quay về mức bình thường sau khi tập xong.
Tập thể dục thường gây ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu, là áp lực của máu lên thành mạch khi tim co bóp tống máu vào hệ tuần hoàn. Huyết áp tâm thu tương ứng với chỉ số ở phía trước trong kết quả đo huyết áp, bình thường sẽ dưới 120mmHg. Chỉ số phía sau trong kết quả đo huyết áp là huyết áp tâm trương, đo áp lực của máu lên thành mạch trong lúc tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập, thường ở dưới mức 90mmHg. Khác với huyết áp tâm thu, chỉ số huyết áp tâm trương thường ít thay đổi khi bạn vận động thể chất.
Huyết áp tâm thu có thể tăng lên 160 – 220mmHg trong khi tập thể dục. Tuy nhiên, bạn không nên để cho chỉ số huyết áp tâm thu vượt quá 200mmHg và nếu tăng cao hơn 220mmHg sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhìn chung, huyết áp thường trở lại bình thường sau vài giờ tập luyện. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi muốn tập thể dục để có thể vận động một cách an toàn.
Một trong những câu hỏi về bệnh tăng huyết áp được nhiều người đặt ra là “Tăng huyết áp tập yoga được không?”. Việc tập yoga ở người bị tăng huyết áp là một lựa chọn tuyệt vời. Yoga có thể giúp làm giảm huyết áp, nhất là khi bạn luyện tập thường xuyên.
Một đánh giá và phân tích dữ liệu được công bố trên Mayo Clinic Proceedings năm 2019 cho thấy những bệnh nhân tăng huyết áp (đa số ở tuổi trung niên và bị thừa cân) tập yoga đều đặn 1 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần trong vòng 13 tuần đã giảm đáng kể trị số huyết áp. Sự cải thiện huyết áp thậm chí còn tốt hơn khi việc tập luyện yoga có bao gồm các kỹ thuật thở và thiền.
Tuy nhiên, cần lưu ý là vẫn có một số tư thế hoặc động tác trong yoga có thể làm tăng huyết áp. Do đó, bạn cần trao đổi với người hướng dẫn và cả bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập để lựa chọn những bài tập phù hợp. Ví dụ, các tư thế đảo ngược khiến cho vị trí của tim cao hơn đầu sẽ làm tim gặp khó khăn trong việc bơm máu, vì vậy nên tránh ở người có vấn đề về huyết áp, tim mạch.
Để duy trì huyết áp ổn định, tránh bị tăng huyết áp, bạn nên thực hiện các khuyến nghị sau:
Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu các chỉ số tăng quá cao hoặc hạ thấp.
Hy vọng bài viết này Bowtie đã giúp giải đáp những câu hỏi về bệnh tăng huyết áp mà mọi người thường quan tâm. Việc hiểu rõ hơn về bệnh sẽ giúp bạn có hướng phát hiện, điều trị và kiểm soát hiệu quả nếu không may mắc bệnh.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.