Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp

Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch suy yếu. Việc chủ động phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm và tránh biến chứng bệnh là điều vô cùng quan trọng.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2023-01-11
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?Biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấpTác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấpNhiễm trùng đường hô hấp có nguy hiểm không?Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấpPhương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấpCách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Những điều cần biết về nhiễm trùng đường hô hấp

Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Công ty Bowtie tìm hiểu thêm một số thông tin về nhiễm trùng đường hô hấp, triệu chứng, tác nhân gây bệnh, cách chẩn đoán và điều trị tình trạng này.

Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến các bộ phận thuộc hệ hô hấp, bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi. Dựa theo vị trí, tình trạng nhiễm trùng hô hấp được chia làm 2 loại là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Tình trạng này ảnh hưởng đến các bộ phận thuộc đường hô hấp trên, bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến là cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Với dạng này, tình trạng nhiễm trùng xảy ra chủ yếu ở khí quản, phế quản và phổi. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp là viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cảm lạnh: Căn bệnh thường gặp nhưng ít người hiểu rõ

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Nhận biết triệu chứng cảm lạnh thông thường

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cúm A: Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Cúm A có lây không và lây qua đường nào?

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm phổi

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Triệu chứng viêm phổi theo nguyên nhân và đối tượng

Biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp

Các triệu chứng của nhiễm trùng hô hấp có thể kể đến như:

  • Ho, có thể kèm theo đờm
  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
  • Đau họng
  • Đau đầu, đau cơ
  • Khó thở, tức ngực, thở khò khè
  • Sốt
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Hầu hết các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường nhẹ và có thể biến mất sau 1 – 2 tuần. Trong khi đó, tình trạng nhiễm trùng hô hấp dưới sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh nền. Hãy đến bệnh viện thăm khám nếu bạn hoặc người thân:

  • Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Ho ra máu hoặc ho ra đờm có dính máu
  • Ho dai dẳng hơn 3 tuần
  • Sốt cao không hạ
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước
  • Khó thở, tức ngực nghiêm trọng
  • Thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ kể trên

Tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp

Tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp là vi khuẩn và virus, có thể kể đến như:

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virus cúm
  • Adenovirus, enterovirus, rhinovirus
  • Streptococcus pneumoniae
  • Haemophilus influenzae
  • Moraxella catarrhalis
  • Virus SARS-Cov-2

Các tác nhân này có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua đường giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Virus, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể khi một người chạm vào bề mặt hoặc môi trường bị phơi nhiễm, sau đó đưa tay lên mũi.

Nhiễm trùng đường hô hấp có nguy hiểm không?

Thông thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, phức tạp. Đặc biệt, các đối tượng như trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh nền dễ bị bệnh nặng hoặc gặp các biến chứng của bệnh hơn. 

Theo đó, các biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp có thể kể đến như:

  • Tràn mủ màng phổi 
  • Áp xe phổi
  • Khối u Pott’s puffy
  • Viêm tổ chức hốc mắt 
  • Áp xe tổ chức hốc mắt 
  • Viêm xương tai chũm

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp

Để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hô hấp, bác sĩ thường bắt đầu từ việc thăm hỏi triệu chứng và khám sức khỏe lâm sàng cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ quan sát khu vực tai mũi họng và nghe tim phổi để đánh giá hơi thở. Cùng với đó, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh:

  • Phết dịch mũi hoặc họng: Bác sĩ có thể tiến hành phết dịch ở mũi, họng hoặc amidan để kiểm tra sự hiện diện của virus cúm hoặc các tác nhân gây nhiễm trùng hô hấp khác.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu viêm và nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính: Các xét nghiệm này giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh của đường hô hấp và phát hiện các dấu hiệu bất thường. 
  • Nội soi phế quản: Phương pháp này thường được dùng để xác định nhiễm trùng hô hấp dưới, đặc biệt nếu người bệnh có các tình trạng sức khỏe mạn tính hoặc đã từng bị viêm phổi nhiều lần. Khi nội soi, một ống mỏng, linh hoạt sẽ được đưa qua mũi vào đường hô hấp dưới của bệnh nhân nhằm quan sát, đánh giá tình trạng của đường hô hấp dưới. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các kiểm tra, xét nghiệm khác tùy theo triệu chứng và tình trạng bệnh.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp
Chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp bằng phương pháp phết dịch mũi.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp

Việc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường kết hợp giữa các phương pháp chăm sóc tại nhà và dùng thuốc nếu cần. 

Chăm sóc tại nhà

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà sau đây để tăng tốc độ hồi phục, giảm nhẹ các triệu chứng và cảm thấy thoải mái hơn: 

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi 
  • Uống nhiều nước
  • Uống nước chanh ấm và mật ong để làm dịu cơn ho
  • Thường xuyên súc họng bằng nước muối ấm để giảm tình trạng đau họng
  • Nâng cao đầu khi ngủ để dễ thở hơn
  • Dùng thuốc, nước muối sinh lý để xịt mũi khi bị nghẹt
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ hấp thụ
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng 

Dùng thuốc

Bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt để làm giảm các triệu đau, sốt do bệnh. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đảm bảo hoàn thành liệu trình ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn. 

Trường hợp nhiễm trùng hô hấp do virus không được tự ý dùng kháng sinh vì không có hiệu quả và dễ gây kháng thuốc.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau: 

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Hãy cố gắng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Ngoài ra, bạn nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đồng thời hắt hơi, ho vào khăn giấy và rửa tay ngay sau đó. 
  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học: Bạn nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên…
  • Tiêm chủng đầy đủ: Việc tiêm chủng đầy đủ có thể giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi… 

Nhìn chung, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các phương pháp mà Bowtie đã giới thiệu trong bài viết để hạn chế lây nhiễm và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé
Các bệnh lý khác

Bệnh giang mai ở bà bầu tiềm ẩn nguy hiểm cho thai kỳ và em bé

Trĩ ngoại và những điều cần biết Trĩ ngoại và những điều cần biết
Các bệnh lý khác

Trĩ ngoại và những điều cần biết

Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Các bệnh lý khác

Thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK