Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng là các tác nhân có thể gây viêm phổi. Trong đó, vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất. Các tác nhân này có thể gây viêm ở một hoặc cả hai bên phổi.
Trong bài viết dưới đây, Bảo hiểm Bowtie sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết hơn về các nguyên nhân gây viêm phổi, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này.
Dựa theo nơi mắc phải mà viêm phổi được chia thành nhiều dạng khác nhau, bao gồm viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế, viêm phổi liên quan đến thở máy và viêm phổi hít. Dù cùng do tình trạng nhiễm trùng gây ra nhưng mỗi dạng viêm phổi sẽ có liên quan đến các chủng vi sinh vật khác nhau.
Viêm phổi cộng đồng là dạng phổ biến nhất của viêm phổi, xảy ra khi người bệnh bị nhiễm bệnh trong môi trường cộng đồng nói chung (trừ các đơn vị chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, viện dưỡng lão, cơ sở phục hồi chức năng…). Theo đó, nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng có thể kể đến là:
Nhiễm phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi cộng đồng. Vi khuẩn này còn có khả năng gây nhiều vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm màng não…
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm phổi cộng đồng, chẳng hạn như:
Bên cạnh vi khuẩn, virus cũng là một tác nhân có thể gây viêm phổi cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi do virus thường nhẹ hơn viêm phổi do vi khuẩn. Theo đó, các loại virus sau có thể là nguyên nhân gây bệnh:
Dù khá hiếm gặp nhưng các loại nấm như nấm Cryptococcus, Pneumocystis jirovecii và Coccidioides cũng có thể là nguyên nhân viêm phổi. Chúng thường gây ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu và người mắc các bệnh mạn tính.
Ký sinh trùng cũng có thể là một tác nhân gây viêm phổi, dù rất hiếm gặp. Toxoplasma là loại ký sinh trùng thường có liên quan đến tình trạng này.
Viêm phổi bệnh viện là dạng viêm phổi xuất hiện sau 48 tiếng kể từ khi bệnh nhân nhập viện điều trị mà trước đó không có biểu hiện hoặc được ủ bệnh ở thời điểm nhập viện.
Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện khá đa dạng, chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Viêm phổi bệnh viện có xu hướng nghiêm trọng hơn viêm phổi cộng đồng do các vi khuẩn đề kháng với kháng sinh cũng như người bệnh thường có thể trạng yếu, mắc phải các bệnh nền tiềm ẩn.
Một số nguyên nhân có thể gây viêm phổi bệnh viện là:
Trên thực tế, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế có thể được xem là một bộ phận của viêm phổi bệnh viện do phổ vi khuẩn gây bệnh tương đối giống nhau. Theo đó, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế là dạng viêm phổi xảy ra khi người bệnh đang được chăm sóc hoặc điều trị như sau:
Giống với viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh gây ra.
Viêm phổi liên quan đến thở máy là dạng viêm phổi xuất hiện sau khi thở máy trên 48 tiếng. Dạng viêm phổi này thường gặp phải ở những bệnh nhân cần thở máy nằm trong phòng săn sóc đặc biệt (ICU). Tình trạng viêm phổi liên quan đến thở máy xuất hiện sớm (dưới 4 ngày kể từ khi bắt đầu thở máy) thường do vi sinh vật ít đề kháng kháng sinh gây ra. Trong khi đó, nếu xuất hiện muộn hơn thì tình trạng này có thể do vi sinh vật đa kháng thuốc.
Một số tác nhân phổ biến gây viêm phổi liên quan đến thở máy xuất hiện sớm là Enterobacteriaceae spp, tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) và Haemophilus influenzae. Trong khi đó, tác nhân gây viêm phổi liên quan đến thở máy xuất hiện muộn thường là Acinetobacter baumannii và MRSA.
Viêm phổi hít xảy ra khi bệnh nhân hít phải thức ăn, đồ uống, chất nôn hoặc nước bọt vào phổi. Nếu không được tống xuất ra khỏi phổi, các tác nhân này có khả năng gây viêm và tổn thương trong phổi, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bản thân thức ăn, đồ uống, chất nôn hoặc nước bọt cũng có thể chứa vi khuẩn, virus, nấm… nên khi đi vào phổi sẽ gây nhiễm trùng phổi.
Một số đối tượng có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn người khác, có thể kể đến là:
Khi đã hiểu rõ nguyên nhân viêm phổi và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bạn hoàn toàn có thể tìm được cách để phòng ngừa căn bệnh này. Theo đó, tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế được đáng kể nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân viêm phổi và các yếu tố nguy cơ. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp mà Bowtie đã giới thiệu ở trên nhé.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.