Viêm cơ tim là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở cơ tim hoặc lớp cơ giữa của thành tim. Tình trạng này có thể làm suy yếu cơ tim, từ đó ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim. Bệnh nhân viêm cơ tim thường cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi…. Một số trường hợp bị viêm cơ tim nặng có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong.
Vậy nguyên nhân gây viêm cơ tim là gì? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh? Mời bạn hãy cùng Website Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân viêm cơ tim không được xác định rõ hoặc không được tìm thấy, chẳng hạn như tình trạng viêm cơ tim chu sinh xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, bệnh có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:
Nhiễm virus được xem là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm cơ tim. Nhiều loại virus khác nhau đã được phát hiện là có liên quan đến bệnh lý này, chẳng hạn như adenovirus, coronavirus, virus herpes simplex, virus gây viêm gan B và C, virus Epstein-Barr, HIV, varicella…
Triệu chứng của bệnh viêm cơ tim do virus thường bắt đầu xuất hiện sau 1 – 2 tuần phơi nhiễm. Điều này là do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với nhiễm trùng, từ đó gây viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm cơ tim có thể tiếp diễn ngay cả khi virus đã được tiêu diệt.
Bên cạnh virus thì vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân có thể gây viêm cơ tim. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, bệnh Lyme… Ở các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu, một loại độc tố do vi khuẩn C.diphtheriae tạo ra có thể gây viêm và khiến cơ tim bị giãn nở. Theo đó, khi tim bị phì đại, chúng không thể bơm máu hiệu quả đến các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh dễ bị suy tim nặng ngay tuần đầu tiên mắc bệnh.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm cơ tim có thể là biến chứng của bệnh viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng van tim hoặc nhiễm trùng lớp lót bên trong buồng tim do vi khuẩn gây ra.
Trypanosoma cruzi là một loại ký sinh trùng có khả năng gây viêm cơ tim. Loại ký sinh trùng này lây truyền qua vết cắn của côn trùng và gây bệnh Chagas. Theo ước tính, 1/3 số người mắc bệnh Chagas phát triển tình trạng viêm cơ tim mạn tính nhiều năm sau lần nhiễm ký sinh trùng đầu tiên. Viêm cơ tim mạn tính gây tổn thương cơ tim đáng kể, từ đó dẫn đến suy tim tiến triển. Ngoài Trypanosoma cruzi, Toxoplasma cũng là một loại ký sinh trùng thường gặp có khả năng gây viêm cơ tim.
Nhiễm nấm có thể gây viêm cơ tim, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh nhân viêm cơ tim do nấm thường bị nhiễm các loại nấm men hoặc nấm mốc, chẳng hạn như nấm Candida, Aspergillus, Histoplasma…
Ít người biết rằng, viêm cơ tim có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra, bao gồm:
Ngoài ra, dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng đã có trường hợp viêm cơ tim được báo cáo sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Bức xạ và các chất độc hại như hydrocacbon, asen, carbon monoxide, kim loại nặng… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm cơ tim. Những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này sẽ rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh viêm cơ tim cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân ung thư phải tiến hành hóa trị, xạ trị.
Một số tình trạng viêm nhiễm như u hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm động mạch Takayasu… có thể dẫn đến viêm cơ tim. Ngoài ra, các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, sarcoidosis… đôi khi chính là nguyên nhân gây viêm cơ tim vì lúc này, hệ thống miễn dịch có thể tấn công vào bất kỳ cơ quan nào, kể cả tim và từ đó gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân gây viêm cơ tim cụ thể kể trên, một số yếu tố cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân viêm cơ tim và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn hãy tránh các tác nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ này để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.