Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản và yếu tố nguy cơ

Hiểu về nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản và các yếu tố nguy cơ liên quan là “chìa khóa” để mở ra cánh cửa giúp bệnh nhân kiểm soát, điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, việc này cũng tối ưu được khả năng lựa chọn biện pháp phòng ngừa ở những người có nguy cơ cao.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-23
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quảnAi có nguy cơ cao mắc bệnh?Cách giúp ngăn ngừa nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid từ dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản, gây ra sự kích ứng ở niêm mạc thực quản. Bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng như ợ nóng, đầy hơi, hơi thở có mùi hôi, cảm giác nóng rát ở cổ họng, đau bụng trên hoặc tức ngực, khó nuốt hoặc đau khi nuốt, ho liên tục, thở khò khè…

Ở một số người, trào ngược dạ dày thực quản chỉ xảy ra với tần suất rất ít, những trường hợp khác lại có thể gặp tình trạng mạn tính, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy bạn có biết vì sao mình bị trào ngược dạ dày thực quản không? Mời bạn cùng Bảo hiểm sức khỏe Bowtie tìm hiểu đáp án trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là do sự suy yếu của cơ vòng ở đáy thực quản (hay còn gọi là cơ thắt thực quản dưới – LES). Bình thường, cơ vòng đóng vai trò như một vách ngăn giữa thực quản và dạ dày. Khi chúng ta ăn, vòng cơ này mở ra để đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày, sau đó đóng lại để giữ thức ăn bên trong dạ dày. 

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng bị giãn quá mức và/hoặc không còn khả năng đóng chặt, khiến acid từ dạ dày liên tục “đổ ngược” lên thực quản. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự suy yếu của cơ vòng thường không rõ ràng, tuy nhiên chúng có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ ở bản thân người bệnh.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nguy cơ thường tăng nhiều hơn ở những người có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:

Tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý

  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và làm suy yếu các cơ ở đáy thực quản.
  • Mang thai: Sự thay đổi hormone tạm thời kết hợp với việc bào thai làm tăng áp lực lên dạ dày có thể gây ra GERD.
  • Thoát vị hoành: Tình trạng này khiến một phần của dạ dày trượt lên khỏi khoang bụng, chạy đến vị trí ở gần thực quản.
  • Liệt dạ dày: Liệt dạ dày khiến dạ dày tốn nhiều thời gian hơn để làm rỗng, trong thời gian đó, lượng acid còn sót lại có thể bị rò rỉ lên thực quản.
  • Viêm loét ở niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc tá tràng. 
  • Dị ứng ở thực quản (viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan).
  • Rối loạn mô liên kết, chẳng hạn như xơ cứng bì.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể là do mang thai
Mang thai có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản.

Chế độ ăn uống và lối sống không phù hợp

  • Tiêu thụ lượng thức ăn quá nhiều cho mỗi bữa: Khi ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải tiết ra lượng acid nhiều hơn để tiêu hóa bữa ăn, dẫn đến dư thừa acid và có thể trào ngược lên thực quản.
  • Ăn các loại thực phẩm có thể gây trào ngược acid dạ dày: Thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, cam quýt, sô-cô-la… có thể khiến bạn dễ bị trào ngược acid dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia, caffeine, hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá (hút thuốc thụ động): Các thói quen này có khả năng làm giãn các cơ ở đáy thực quản.

Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

  • Aspirin 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxen 
  • Thuốc chẹn kênh canxi dùng trong điều trị tăng huyết áp
  • Thuốc nitrat điều trị đau thắt ngực

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản cũng mang tính chất di truyền. Theo đó, các gen được thừa hưởng từ cha mẹ có thể là lý do giúp bạn giải thích cho việc vì sao bị trào ngược dạ dày thực quản.

Cách giúp ngăn ngừa nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản

Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản thường có thể được kiểm soát bằng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đây vẫn là tình trạng kéo dài và có tần suất xuất hiện cao nếu người bệnh vẫn duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. 

Vì vậy, dù nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là gì, bạn cũng nên “bỏ túi” cho bản thân và gia đình một số cách để phòng ngừa nguy cơ xảy ra trào ngược dạ dày thực quản. 

Điều chỉnh và duy trì thói quen ăn uống khoa học

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa hoặc dồn bữa để tránh làm xáo trộn hoạt động của dạ dày
  • Hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ nên tiêu thụ lượng thức ăn vừa phải. Ăn quá no có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng trào ngược xuất hiện.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là không sử dụng rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê… bởi vì có thể làm tăng sản xuất acid bên trong dạ dày và rối loạn nhu động co bóp dạ dày
  • Không nằm ngay sau khi ăn, hãy cố gắng ăn trước khi ngủ ít nhất 3 giờ
  • Ăn chậm và nhai kỹ để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng.
  • Luôn đi ngủ trước 23h, không nên thức khuya vì sẽ kích thích các dây thần kinh điều phối hoạt động co bóp của dạ dày
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực hoặc căng thẳng quá mức, nên thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn
  • Dành ra 30 – 60 phút mỗi ngày để thực hiện các hoạt động luyện tập thể thao nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, ngồi thiền, yoga,… giúp nâng cao thể chất và sức đề kháng.

Tóm lại, các yếu tố nguy cơ góp phần rất lớn gây nên trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên kết hợp song song giữa việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cùng với việc điều chỉnh, chữa trị các vấn đề bất thường khác có liên quan. 

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay
Các bệnh lý khác

Mách bạn 9 cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết hiệu quả ngay

Vì sao trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở? Vì sao trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở?
Các bệnh lý khác

Vì sao trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở?

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế? Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?
Các bệnh lý khác

Cúm A bội nhiễm là gì, nguy hiểm thế nào và làm sao hạn chế?

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK