Vậy vì sao bạn thường xuyên bị táo bón? Hãy cùng Bowtie tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây táo bón trong bài viết này nhé!
Một trong những nguyên nhân chính gây táo bón có thể đến từ những thói quen xấu và lối sống không lành mạnh của chính người bệnh. Các yếu tố liên quan đến lối sống có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này, bao gồm:
Chất xơ là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tống xuất phân. Chất xơ được chia thành 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân. Các nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt cho sức khỏe có thể kể đến như các loại đậu, trái cây và rau củ. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan có nhiều trong lúa mì, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc… lại có thể giúp phân di chuyển nhanh hơn qua ruột.
Có thể thấy, chất xơ đóng một vai trò quan trọng giúp phân dễ dàng di chuyển và tống xuất ra ngoài. Việc tiêu thụ ít chất xơ là nguyên nhân gây táo bón phổ biến ở nhiều người.
Uống không đủ nước là một nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị táo bón. Nước giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình di chuyển của phân trong đường tiêu hóa. Nếu thiếu nước, phân sẽ di chuyển chậm hơn, từ đó dễ dẫn đến táo bón. Ngoài ra, khi không được cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ tăng cường tái hấp thu nước ở ruột, từ đó khiến cho phân trở nên khô cứng và khó tống xuất ra ngoài.
Không chỉ vậy, nước còn hỗ trợ hoạt động của chất xơ. Trên thực tế, chất xơ chỉ thật sự phát huy hết hiệu quả khi có nước. Dù bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết nhưng nếu không uống đủ nước, bạn vẫn có thể bị táo bón.
Việc thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động có thể khiến phân bị ứ đọng và tích tụ trong hệ tiêu hóa, đồng thời ảnh hưởng đến nhu động ruột và từ đó dễ gây táo bón. Dân văn phòng, người lớn tuổi khó vận động do chức năng cơ xương khớp suy yếu, người phải nằm liệt giường… là những đối tượng thường bị táo bón.
Việc nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu sẽ giữ phân tồn tại lâu hơn trong đường tiêu hóa, làm nước bị tái hấp thu nhiều hơn và khiến phân trở nên khô cứng, khó tống xuất ra ngoài. Thường xuyên phớt lờ sự thôi thúc này cũng có thể khiến cơ thể trở nên kém nhạy cảm với các tín hiệu đi vệ sinh bình thường.
Nhu động ruột bình thường sẽ phụ thuộc vào sự co bóp đều đặn và nhịp nhàng của ruột. Nó lặp lại giống như “đồng hồ sinh học” bên trong cơ thể và thường rất khó thích nghi với những thay đổi tức thời. Vì vậy, việc thay đổi đột ngột các thói quen đi vệ sinh có thể gây ảnh hưởng đến nhu động ruột và quá trình tiêu hóa, từ đó gây táo bón.
Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến lối sống, tình trạng táo bón còn có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc có khả năng khiến bạn bị táo bón như:
Nếu bị táo bón trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ để được xem xét thay đổi thuốc nếu cần nhé.
Một số tình trạng và vấn đề sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài. Trong trường hợp bị táo bón lâu ngày, bạn không được xem nhẹ mà cần phải đến bệnh viện thăm khám để được xác định rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số tình trạng và vấn đề sức khỏe có thể gây táo bón:
Trên đây là các nguyên nhân gây táo bón thường gặp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ được những nguyên nhân sâu xa gây táo bón để từ đó chủ động hơn trong việc phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng này.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.