Bệnh thận - tiết niệu
Bệnh thận - tiết niệu

Sỏi thận hình thành thế nào? Các nguyên nhân gây sỏi thận thường gặp

Sỏi thận được hình thành từ sự kết dính của muối và khoáng chất có trong nước tiểu. Tùy mỗi loại sỏi mà nguyên nhân sỏi thận có thể khác nhau.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-23
Cập nhật ngày 2023-05-15
Nội dung chính
Sự hình thành của sỏi thậnNguyên nhân gây sỏi thậnNhững người có nguy cơ cao bị sỏi thận

Nguyên nhân sỏi thận và yếu tố nguy cơ

Hầu hết các viên sỏi thận có kích thước bằng hạt đậu xanh nhưng cũng có khả năng chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc thậm chí lớn bằng quả bóng gôn. Sỏi nhỏ có thể được đào thải dễ dàng ra ngoài qua đường nước tiểu nhưng với những viên sỏi lớn thì đôi khi sẽ cần can thiệp y tế. Bài viết dưới đây của Bowtie sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về nguyên nhân sỏi thận cũng như các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi để từ đó có cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả!

Sự hình thành của sỏi thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và loại bỏ các sản phẩm thừa ra bên ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Nước tiểu thường chứa nhiều chất thải hóa học, trong đó có các muối khoáng hòa tan. Khi nồng độ tăng cao, các muối khoáng này sẽ lắng đọng lại tại thận. Lâu ngày, từ các tinh thể nhỏ bé, chúng sẽ liên kết lại với nhau và tạo thành một khối tinh thể cứng, giống như đá với nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau (có thể nhỏ như 1 hạt cát hoặc to như 1 quả bóng gôn), được gọi là sỏi thận.

Dựa vào thành phần cấu tạo, sỏi thận được chia thành 4 loại chính là:

  • Sỏi canxi kết hợp với oxalat hoặc phosphat: Đây là loại sỏi phổ biến và thường gặp nhất.
  • Sỏi struvit: Sỏi struvit thường có hình sừng và khá lớn, nguyên nhân dẫn đến sỏi thận loại này thường có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sỏi axit uric: Sỏi loại này thường mềm hơn các loại sỏi thận khác.
  • Sỏi cystin: Đây là loại sỏi khá hiếm và có tính di truyền, thường trông giống tinh thể hơn là sỏi.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu rất thường gặp. Nguyên nhân gây sỏi thận có thể khác nhau tùy loại sỏi. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp gây ra sỏi thận có thể kể đến như:

Sỏi canxi

Đây là loại sỏi phổ biến nhất, thường gặp phải ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 30. Sỏi canxi được hình thành do lượng canxi trong nước tiểu cao. Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là cường tuyến cận giáp. Không những vậy, chế độ ăn nhiều muối (natri) cũng làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và khiến bạn dễ bị sỏi canxi. 

Canxi có thể kết hợp với nhiều chất để hình thành sỏi, trong đó oxalat là phổ biến nhất. Oxalat có trong một số loại thực phẩm như rau bina, các loại hạt, sô-cô-la… Phẫu thuật nối ruột, một số bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc việc sử dụng vitamin D liều cao cũng làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu. Ngoài ra, sỏi canxi cũng có thể hình thành khi kết hợp với photphat hoặc cacbonat.

Sỏi cystin

Loại sỏi này thường hình thành ở những người mắc chứng cystin niệu. Cystin niệu là một rối loạn di truyền hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, khiến thận không tái hấp thu được cystin từ nước tiểu. Cystine tích tụ trong nước tiểu nhiều sẽ gây hình thành sỏi. 

Sỏi struvit

Sỏi struvit chủ yếu gặp ở người bị nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính. Khi bị nhiễm trùng, một số vi khuẩn sẽ làm cho nước tiểu có tính kiềm hơn, điều này khiến sỏi dễ hình thành. Sỏi struvit thường phát triển rất nhanh, có kích thước lớn, thậm chí có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu. 

Sỏi axit uric

Sỏi axit uric phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Axit uric là một sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy purin. Các tinh thể axit uric thường không hòa tan tốt trong nước tiểu có tính axit. Nếu tình trạng này kéo dài, tinh thể axit uric sẽ lắng đọng trong nước tiểu ngày càng nhiều, liên kết lại với nhau và hình thành sỏi axit uric. Nguyên nhân khiến nước tiểu có tính axit có thể là do thừa cân, tiêu chảy mạn tính, bệnh đái tháo đường type 2, bệnh gout hoặc do chế độ ăn giàu protein động vật (chẳng hạn như thịt bò, cá, thịt gà và thịt lợn) và ít trái cây, rau quả.

Bài viết liên quan:

Nguyên nhân sỏi thận axit uric
Nam giới có nguy cơ bị sỏi axit uric cao hơn phụ nữ.

Những người có nguy cơ cao bị sỏi thận

Bất cứ ai cũng có thể bị sỏi thận, tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn:

  • Bệnh sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị sỏi thận thì bạn cũng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh.
  • Bệnh sử cá nhân: Người từng bị sỏi thận có nhiều khả năng hình thành một viên sỏi khác trong tương lai.
  • Không uống đủ nước: Điều này có thể khiến lượng nước tiểu thải ra ít. Nước tiểu lúc này sẽ trở nên đậm đặc hơn, khó hòa tan hết được lượng muối khoáng để đào thải ra ngoài. Ngoài ra, việc tập thể dục nặng, làm việc hoặc sống ở nơi có khí hậu nóng bức cũng có thể khiến bạn bị mất nước, làm giảm lượng nước tiểu và từ đó dễ gây hình thành sỏi thận.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều protein (thịt bò, thịt cá, thịt gà, thịt lợn), natri và đường có thể làm tăng nguy cơ hình thành một số loại sỏi thận. 
  • Thừa cân, béo phì: Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, vòng eo to cũng có nguy cơ bị sỏi thận cao hơn người bình thường.
  • Bệnh lý: Một số vấn đề sức khỏe như viêm ruột, tiêu chảy mạn tính, nhiễm toan ống thận, cystin niệu, cường tuyến cận giáp, nhiễm trùng đường tiểu… sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi thận.
  • Các quy trình phẫu thuật: Các loại phẫu thuật như phẫu thuật giảm cân, phẫu thuật liên quan đến dạ dày hoặc ruột… cũng góp phần gây nên tình trạng này.
  • Thuốc và các sản phẩm bổ sung: Một số thuốc và sản phẩm bổ sung như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng (nếu sử dụng quá mức), thuốc kháng axit, một số thuốc điều trị đau nửa đầu hoặc trầm cảm, vitamin C, thực phẩm chức năng… có thể là nguyên nhân gây sỏi thận.

Qua những chia sẻ trên, Bảo hiểm trực tuyến Bowite hi vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích về nguyên nhân gây sỏi thận cũng như những yếu tố nguy cơ đi kèm. Sỏi thận thường hình thành “âm thầm, lặng lẽ”, không gây ra triệu chứng và đôi khi chỉ được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Do đó, tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc thăm khám khi có triệu chứng bất thường để được phát hiện sỏi thận sớm và can thiệp kịp thời.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Tiểu không tự chủ: Tình trạng Tiểu không tự chủ: Tình trạng
Bệnh thận - tiết niệu

Tiểu không tự chủ: Tình trạng "khó nói" của nhiều người

Những điều cần biết về phenylketo niệu Những điều cần biết về phenylketo niệu
Bệnh thận - tiết niệu

Những điều cần biết về phenylketo niệu

Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát
Bệnh thận - tiết niệu

Nguyên nhân khiến sỏi thận dễ tái phát

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK