Hở van tim 2 lá là một bệnh lý van tim khá phổ biến, gặp phải ở khoảng 10% dân số. Van 2 lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, có tác dụng giữ cho máu di chuyển theo một chiều nhất định từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái. Lá van này nếu không đóng khít hoàn toàn như bình thường (hở van) sẽ khiến máu có khả năng trào ngược trở lại vào tâm nhĩ trái và gây ra nhiều vấn đề.
Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy những nguyên nhân này là gì? Yếu tố nào có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Nếu van 2 lá bị hở do chính các vấn đề ở lá van này như cấu trúc bất thường hoặc có tổn thương ở van, dây chằng, các cơ thì được gọi là hở van 2 lá nguyên phát. Nếu một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác gây ảnh hưởng đến tim và khiến van 2 lá không đóng kín hoàn toàn thì được gọi là hở van 2 lá thứ phát (hở van 2 lá chức năng).
Nhìn chung, một số nguyên nhân thường gặp sau đây có thể gây hở van tim 2 lá:
Đây là một vấn đề ở tim khá phổ biến xảy ra khi các lá của van 2 lá bị sa vào tâm nhĩ mỗi lần tim co bóp, khiến cho van không thể đóng chặt hoàn toàn và làm tăng nguy cơ máu trào ngược trở lại vào tâm nhĩ trái.
Sốt thấp khớp là một biến chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị triệt để. Bệnh lý này có khả năng làm tổn thương, hư hại van 2 lá, dẫn đến hở van vào một lúc nào đó.
Bệnh mạch vành hoặc một đợt nhồi máu cơ tim có thể gây ra các tổn thương trong tim, giảm lưu lượng máu và oxy qua tim khiến cho các van tim yếu đi, bao gồm cả van 2 lá. Nhồi máu cơ tim còn có khả năng gây hở van đột ngột và nghiêm trọng, được gọi là hở van 2 lá do thiếu máu cục bộ.
Một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp cũng có thể là nguyên nhân gây hở van tim 2 lá mà bạn cần cảnh giác.
Tình trạng nhiễm trùng tim như viêm màng trong tim (viêm nội tâm mạc) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào van tim và gây nhiễm trùng van. Nhiễm trùng van tim có thể dẫn đến tổn thương, thủng hoặc hở van.
Những khiếm khuyết bẩm sinh ở tim hoặc các vấn đề trong cấu trúc tim từ lúc sinh ra cũng làm tăng khả năng bị hở van tim 2 lá. Đặc biệt, một số người từ khi sinh ra đã gặp các khuyết tật ở van tim 2 lá khiến van không thể đóng chặt.
Các mô hỗ trợ cố định lá van với thành tim có thể bị giãn hoặc rách, nhất là ở những người đang bị sa van 2 lá. Trong nhiều trường hợp, người bệnh phải làm phẫu thuật chỉnh sửa van 2 lá nếu vết rách gây rò rỉ máu đột ngột.
Một số loại thuốc như ergotamine, bromocriptine hoặc thuốc giảm cân fenfluramine có liên quan đến tình trạng hở van 2 lá. Nếu bạn đã từng dùng các thuốc này trước đây, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra tình trạng van tim. Việc phơi nhiễm với phóng xạ trong quá trình điều trị bệnh ung thư cũng góp phần làm thay đổi hình dạng của van tim, dẫn đến hở van.
Bệnh cơ tim làm cho tim khó bơm máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tình trạng này có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của van 2 lá và khiến máu trào ngược trở lại tâm nhĩ trái. Giãn cơ tim và cơ tim phì đại là 2 bệnh lý cơ tim thường gặp có liên quan đến hở van 2 lá.
Chấn thương ở vùng ngực do tai nạn hay các nguyên nhân khác cũng có khả năng làm hở van tim 2 lá.
Bên cạnh các nguyên nhân hở van tim 2 lá kể trên, nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:
Bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn khả năng mắc các bệnh lý van tim, bao gồm cả hở van 2 lá. Tuy nhiên, thay đổi lối sống có thể góp phần làm giảm nguy cơ này. Những điều cần làm để hạn chế nguy cơ bị hở van tim 2 lá là:
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân hở van tim 2 lá trên sẽ giúp bạn chủ động thay đổi lối sống để giảm thiểu các rủi ro mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh từ sớm nếu mắc phải, đặc biệt khi có nhiều yếu tố nguy cơ.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.