Để giải đáp nỗi băn khoăn ấy, Bảo hiểm Bowtie sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như các nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 trong bài viết dưới đây.
Trước khi đi vào nội dung chính, chúng ta cần nhắc lại về định nghĩa của bệnh đái tháo đường. Đây là tình trạng xảy ra khi lượng glucose (đường) trong máu có sự tăng cao và theo thời gian có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh gồm 3 loại chính là đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Trong đó, đái tháo đường type 2 là loại thường gặp nhất.
Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý mạn tính. Thời gian trước đây, bệnh từng được gọi là “bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trưởng thành” do phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng trẻ em béo phì như hiện nay đã kéo theo nhiều trường hợp mắc đái tháo đường type 2 ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Mặc dù nguyên nhân đái tháo đường type 2 vẫn chưa thật sự rõ ràng nhưng các trường hợp mắc bệnh chủ yếu có liên quan đến các vấn đề sau đây:
Glucose – một loại đường có nguồn gốc từ carbohydrate (tinh bột), là nguồn năng lượng chính giúp tế bào phát triển thành cơ bắp và các mô trong cơ thể. Khi thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa ở ruột sẽ giải phóng ra glucose, làm gia tăng lượng đường trong máu. Đây là tín hiệu để tuyến tụy kích hoạt sự sản xuất insulin. Insulin là hormone được tiết ra ở tế bào beta của tuyến tụy, có nhiệm vụ đưa glucose vào trong tế bào để tạo ra năng lượng giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ trong gan.
Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 thường bắt nguồn từ việc cơ thể có sự đề kháng insulin. Khi đó, việc sử dụng insulin của cơ thể không còn hiệu quả, dẫn đến lượng glucose trong máu không vào được tế bào. Lúc này, tuyến tụy buộc phải tiết ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu.
Lâu dần, tuyến tụy mất khả năng sản xuất và không thể cung cấp đủ insulin cho cơ thể. Hậu quả cuối cùng là chỉ số đường huyết liên tục tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Một số lý do có thể dẫn đến đề kháng insulin, bao gồm:
Đái tháo đường type 2 còn được biết đến với tên gọi khác là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin”. Bởi vì ở phần lớn các trường hợp mắc bệnh thường không tìm thấy dấu hiệu bất thường về khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên nhân đái tháo đường type 2 cũng có thể do tuyến tụy không còn đủ khả năng sản xuất đủ insulin, chẳng hạn như:
Rối loạn di truyền
Tổn thương hoặc cắt bỏ tuyến tụy
Một số yếu tố cá nhân và tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bao gồm:
Đái tháo đường type 2 là một bệnh lý rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì vậy, bạn cần giảm bớt nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng một số biện pháp như sau:
Tóm lại, nguyên nhân gây đái tháo đường type 2 có thể là tập hợp của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các yếu tố bất thường có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 nhé.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.