Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của não giảm hoặc mất hoàn toàn do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Các tế bào não nếu không nhận đủ máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ chết dần, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn còn rất chủ quan với đột quỵ, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Bởi họ nghĩ rằng, bệnh chỉ xảy ra ở người trên 55 tuổi. Tuy nhiên sự thật đáng buồn là ngày càng có nhiều người trẻ gặp phải bệnh lý này.
Vậy tại sao bệnh lại bắt đầu trẻ hóa? Nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ là do đâu? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm với Bảo hiểm sức khỏe Bowtie nhé.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với khoảng 17 triệu ca mắc mới mỗi năm, 5 triệu ca tử vong và 5 triệu ca phải sống chung với biến chứng mà đột quỵ mang lại.
Theo Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi chiếm khoảng 15% tổng số ca, tăng hơn 40% trong 10 năm qua. Tại Việt Nam, đột quỵ ở người trẻ cũng có xu hướng gia tăng đáng báo động với tỷ lệ chiếm khoảng 25% tổng số ca.
Dù xảy ra ở độ tuổi nào thì đột quỵ vẫn có khả năng gây ra những di chứng vô cùng nặng nề. Các di chứng này có thể kéo dài vài tháng, vài năm hay thậm chí đi theo người bệnh suốt đời, bao gồm:
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở giới trẻ, bao gồm:
Theo các chuyên gia, nhiều bệnh lý mạn tính, đặc biệt là tăng huyết áp, có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ ở một người. Và hiện nay, các bệnh lý này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam, trung bình cứ 4 người từ 25 – 49 tuổi thì có một người bị tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.
Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, trường hợp bị đột quỵ liên quan tới các hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là đái tháo đường, chiếm tỷ lệ rất cao. Hiện nay, người trẻ cũng có xu hướng bị đái tháo đường nhiều hơn do lối sống không lành mạnh. Rất nhiều người ở độ tuổi 25 – 30 mắc phải bệnh lý này mà không biết. Nếu đồng thời mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh mạn tính thì nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.
Giới trẻ ngày nay phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc, học tập,…dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần cũng như sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, căng thẳng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở giới trẻ.
Theo đó, khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol để đối phó với tình trạng này. Nồng độ cortisol tăng cao kéo dài sẽ làm tăng huyết áp. Ngoài ra, căng thẳng cũng thúc đẩy quá trình tích tụ xơ vữa trong lòng động mạch cũng như ảnh hưởng đến quá trình đông máu, khiến máu trở nên đặc hơn. Các yếu tố này kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ là mất ngủ thường xuyên. Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thúc đẩy nhiều bệnh lý mạn tính phát triển cũng như gây căng thẳng cho cơ thể.
Giới trẻ ngày nay có xu hướng ít vận động thể chất, ngại tham gia các hoạt động thể dục thể thao, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu … cũng là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Nhiều người trẻ tuổi quan niệm sai lầm rằng đột quỵ chỉ xảy ra với người trung và cao niên nên có tâm lý chủ quan và không chủ động phòng ngừa bệnh. Đồng thời, người trẻ cũng thường nghĩ rằng mình khỏe mạnh nên ít đi khám sức khỏe định kỳ cũng như quan tâm, chăm sóc sức khỏe. Chính vì vậy, đột quỵ có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ.
Ngay từ hôm nay, dù ở độ tuổi nào, mỗi người chúng ta cũng hãy chủ động phòng tránh đột quỵ thông qua các hành động thiết thực như:
Bệnh đột quỵ có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ để từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả.
© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.