Vậy tại sao phụ nữ lại bị buồng trứng đa nang? Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng buồn trứng đa nang? Để giải đáp các thắc mắc này, mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, khiến buồng trứng sản xuất ra nhiều androgen (hormone sinh dục nam) làm tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Thực tế, PCOS là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới hiện nay.
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng buồng trứng đa nang vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có liên quan đến hội chứng này, bao gồm:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số gen nhất định có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Theo đó, nếu trong gia đình có người thân như mẹ, chị em gái ruột mắc PCOS thì nguy cơ mắc bệnh của bạn thường sẽ cao hơn.
Insulin là một loại hormone của cơ thể, được sản xuất bởi tế bào tuyến tụy để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin sẽ giúp glucose di chuyển từ máu vào trong tế bào, nơi chúng được tiêu thụ để tạo ra năng lượng. Trong một số trường hợp, các tế bào không đáp ứng hiệu quả với insulin (đề kháng insulin) khiến glucose không thể đi vào tế bào, từ đó làm glucose tích tụ trong máu và gây tăng đường huyết. Lúc này, cơ thể buộc phải sản xuất thêm insulin để cố gắng giảm lượng đường trong máu.
Nồng độ insulin trong cơ thể quá cao sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều androgen, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Tình trạng kháng insulin cũng có thể gây tăng cân. Điều này khiến các triệu chứng PCOS trở nên tồi tệ hơn vì lượng chất béo dư thừa sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn.
Nhiều phụ nữ mắc PCOS được phát hiện có sự mất cân bằng một số nội tiết tố trong cơ thể, bao gồm:
Nguyên nhân chính xác gây ra những rối loạn nội tiết tố kể trên vẫn chưa được biết rõ. Nhiều ý kiến cho rằng, các thay đổi này có thể bắt đầu từ chính buồng trứng hoặc từ các tuyến sản xuất hormone khác và phần não kiểm soát quá trình sản xuất hormone. Rối loạn nội tiết tố cũng có thể do tình trạng đề kháng insulin gây ra.
Tế bào bạch cầu trong cơ thể sẽ tạo ra các hợp chất để chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương trong một thời gian dài ở mức độ thấp, và có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Phản ứng này được gọi là viêm mạn tính mức độ thấp. Một số nghiên cứu cho thấy, trong cơ thể của người mắc PCOS tồn tại một tình trạng viêm mức độ thấp, lâu dần sẽ dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim và mạch máu.
Tăng cân không kiểm soát, béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng kháng insulin. Cả béo phì và kháng insulin đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, lối sống không khoa học, đặc biệt là tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng buồng trứng đa nang.
Theo các nguyên cứu, 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 44 tuổi) có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Thực tế, hầu hết phụ nữ phát hiện mình mắc PCOS ở độ tuổi 20 – 30, khi gặp khó khăn trong việc mang thai. Ngoài ra, nguy cơ mắc PCOS của một số người cũng tăng lên nếu người đó thừa cân, béo phì hoặc tiền căn trong gia đình có người mắc hội chứng này.
Hy vọng bài viết trên Bowtie Việt Nam đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang và các yếu tố làm tăng nguy cơ của hội chứng này. Nếu mắc phải các yếu tố nguy cơ này, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn phù hợp.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.