Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ để phòng ngừa hiệu quả

Nhiều yếu tố khác nhau có thể là nguyên nhân khiến bạn bị trĩ, hầu hết liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống. Do đó, việc phòng ngừa bệnh cũng không quá khó nếu bạn chủ động quan tâm đến sức khỏe của mình.
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-12-28
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nguyên nhân khiến bạn bị trĩCách phòng ngừa bệnh trĩ
Nguyên nhân bị trĩ

Trĩ là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng khá phổ biến. Ngoài cảm giác khó chịu, đau đớn mỗi lần đi đại tiện, bệnh còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Đáng chú ý hơn, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. 

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Tìm hiểu về trĩ - "nỗi đau" thầm kín của nhiều người

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Trĩ nội: Búi trĩ hình thành phía trên đường lược

  • Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Trĩ ngoại và những điều cần biết

Vậy đâu là nguyên nhân khiến bạn bị trĩ? Hãy cùng Bảo hiểm Bowtie tìm hiểu qua bài viết sau đây để từ đó có cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Nguyên nhân khiến bạn bị trĩ

Búi trĩ được hình thành khi các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng – hậu môn bị giãn ra do chịu quá nhiều áp lực và bắt đầu phồng hoặc sưng to lên. Vì thế, bất kỳ yếu tố nào gây tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn đều có khả năng là nguyên nhân gây bệnh trĩ, bao gồm:

Ngồi nhiều, đặc biệt là ngồi lâu trong nhà vệ sinh

Việc ngồi nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, khiến các tĩnh mạch ở khu vực này khó lưu thông máu và tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ nội. Vì vậy, những người thường xuyên ngồi nhiều, như nhân viên văn phòng, thợ may… có khả năng bị trĩ rất cao. Đặc biệt, việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh để đọc báo, xem điện thoại… cũng khiến tuần hoàn máu ở vùng trực tràng – hậu môn bị cản trở, làm tĩnh mạch giãn nở và từ đó dễ gây ra trĩ hơn.

Thường xuyên mang vác vật nặng

Những người phải khuân vác vật nặng thường xuyên (bốc vác) có nguy cơ bị bệnh trĩ cao do toàn bộ trọng lượng của đồ vật được vác và một phần cơ thể đè ép lên vùng xương chậu. Khi đó, các tĩnh mạch trực tràng – hậu môn chịu tác động và giãn dần ra tạo thành búi trĩ.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn uống không hợp lý, kém khoa học là một nguyên nhân bị trĩ rất thường gặp. Việc tiêu thụ ít chất xơ hoặc ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ có thể làm phân khô, cứng và khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn. Phân cứng cùng với việc phải mót rặn để tống phân ra ngoài sẽ làm tăng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch, từ đó dẫn đến trĩ.

Ít vận động

Lối sống tĩnh tại, ít vận động có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây táo bón và làm tăng nguy cơ hình thành trĩ. Ngoài ra, việc ít vận động cũng khiến máu khó lưu thông trong tĩnh mạch, lâu dần sẽ làm tĩnh mạch bị giãn, sưng phồng và trở thành búi trĩ.

Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính

Các vấn đề tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ rất thường gặp. Thành ruột bị co thắt nhiều khi táo bón hoặc tiêu chảy tạo ra không ít áp lực cho đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Đặc biệt, khi bị táo bón lâu ngày, bệnh nhân phải cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài, cộng thêm khối phân to, khô cứng sẽ gây tác động và làm tổn thương các tĩnh mạch ở vùng trực tràng – hậu môn, từ đó tăng nguy cơ bị trĩ. 

Lão hóa

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng có khả năng bị trĩ cao. Điều này là do khi càng lớn tuổi, các mô hỗ trợ tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn càng trở nên suy yếu và dễ bị giãn phình.

Mang thai, sinh nở

Chế độ ăn uống thay đổi trong thời gian mang thai cùng với kích thước của thai nhi gây chèn ép lên vùng xương chậu sẽ tạo ra nhiều áp lực lên các đám rối tĩnh mạch xung quanh trực tràng – hậu môn của người mẹ. Điều này là nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trĩ khi mang thai. Ngoài ra, nữ giới khi sinh nở còn phải trải qua giai đoạn rặn đẻ gây nhiều áp lực lên trực tràng – hậu môn. Do đó, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị trĩ cao hơn bình thường.

Nguyên nhân bị trĩ do mang thai, sinh nở
Phụ nữ mang thai và sau khi sinh có nguy cơ cao bị trĩ.

Thừa cân, béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị trĩ. Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ tạo ra không ít áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, từ đó góp phần hình thành trĩ.

Căng thẳng thần kinh

Yếu tố tâm lý cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Việc căng thẳng kéo dài làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả và gây táo bón sau một thời gian, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, lo âu còn dẫn đến việc ăn uống thất thường, sử dụng chất kích thích… Đây là những tác nhân có thể thúc đẩy quá trình hình thành trĩ. 

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Dựa vào các nguyên nhân bị trĩ ở trên, bạn có thể lên danh sách những điều nên làm nhằm phòng ngừa căn bệnh này, chẳng hạn như:

Đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc

Nếu cố nhịn hoặc trì hoãn việc đi đại tiện, phân có thể trở nên khô và cứng hơn. Lúc này, bạn sẽ cần dùng nhiều sức để tống phân ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng – hậu môn. Vì vậy, một trong những việc bạn nên làm để phòng ngừa trĩ là đi đại tiện ngay khi cảm thấy mắc. 

Ngoài ra, đừng cố gắng rặn khi không cần thiết. Việc rặn nhiều sẽ làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạch và dễ dẫn đến trĩ hơn.

Cố gắng không ngồi quá lâu

Nếu tính chất công việc bắt buộc bạn phải ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng dành ra vài phút để vận động nhẹ nhàng. Theo các chuyên gia, cứ mỗi 30 – 60 phút ngồi làm việc, bạn nên dành 2 – 3 phút đứng lên, đi lại. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng trao đổi chất, tăng lưu lượng máu, cải thiện tư thế, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ. 

Thêm vào đó, nhiều người thường có thói quen ngồi trong nhà vệ sinh rất lâu để đọc sách, báo hoặc lướt điện thoại. Tuy nhiên, đó là một thói quen xấu vì gây ra nhiều căng thẳng, áp lực lên mạch máu ở trực tràng – hậu môn, tăng nguy cơ bị trĩ. Vì vậy, nếu có thói quen này, bạn nên bỏ ngay.

Xem xét lại chế độ ăn uống

Bạn cần bổ sung đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày để giúp phân mềm, dễ di chuyển ra ngoài. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể tham khảo:

  • Trái cây như lê, táo, chuối, cam, dâu tây, mâm xôi…
  • Rau củ như bông cải xanh, khoai tây, ngô, cà rốt…
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen…
  • Các loại hạt và quả hạch như hạt chia, hạt hướng dương, hồ trăn… 

Với những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc dị ứng với một số thực phẩm, hãy tránh ăn những thứ gây kích ứng ruột.

Tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể dục đều đặn, vừa sức sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa được nhiều vấn đề tiêu hóa, bao gồm cả bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị trĩ thì hãy tránh tập các động tác ngồi xổm, nâng tạ hoặc những bài tập tương tự làm tăng áp lực cho vùng bụng và chậu.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân bị trĩ để chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm. Nếu nhận thấy có dấu hiệu, triệu chứng nào bất thường liên quan đến bệnh trĩ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cần thiết.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Chữa bệnh giang mai ở nữ dứt điểm cần lưu ý những gì? Chữa bệnh giang mai ở nữ dứt điểm cần lưu ý những gì?
Các bệnh lý khác

Chữa bệnh giang mai ở nữ dứt điểm cần lưu ý những gì?

Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý? Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý?
Các bệnh lý khác

Vì sao bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu cam? Cách xử lý?

Nhận biết 11 triệu chứng đái tháo đường type 2 Nhận biết 11 triệu chứng đái tháo đường type 2
Các bệnh lý khác

Nhận biết 11 triệu chứng đái tháo đường type 2

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK