Các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác

Nguyên nhân bệnh tiểu đường: Hiểu để có cách phòng tránh

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề tim mạch, mù lòa, suy thận... Hiểu được nguyên nhân bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh căn bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” này. 
Biên tập bởi Bowtie Việt Nam
Ngày đăng 2022-09-06
Cập nhật ngày 2023-04-26
Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳCác nguyên nhân khác

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường gồm 3 loại chính là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong bài viết này, Công ty Bowtie sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về nguyên nhân bị tiểu đường theo từng loại nhé.

Đọc thêm

    Warning: Illegal string offset 'url' in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99

    Notice: Uninitialized string offset: 0 in /bitnami/wordpress/wp-content/themes/bowtie-blog-vietnam/template-parts/post--acf-component.php on line 99
  • Bệnh đái tháo đường: Những thông tin bạn cần biết

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 có liên quan đến gen di truyền và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như virus. 

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, thường được phát hiện trước 19 tuổi. Bệnh nhân tiểu đường type 1 phải bổ sung insulin hàng ngày để bù đắp lượng insulin thiếu hụt trong cơ thể. Chính vì vậy, bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2

 Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn bình thường.

Loại tiểu đường này xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi các tế bào trong cơ thể không đáp ứng hiệu quả với hormone này. Nguyên nhân bị tiểu đường type 2 phần lớn liên quan đến lối sống và gen di truyền. Trong đó, các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh, bao gồm:

  • Kháng insulin: Bệnh tiểu đường type 2 thường xuất phát từ tình trạng kháng insulin, trong đó các tế bào cơ, gan và mỡ sử dụng insulin không hiệu quả. Lúc này, cơ thể cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào tế bào và chuyển hóa thành năng lượng. Theo thời gian, tuyến tụy làm việc quá tải và không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, từ đó dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn bình thường. Việc tích nhiều mỡ thừa, đặc biệt là mỡ vùng bụng có thể làm tăng lượng acid béo trong máu, đồng thời mô mỡ cũng tiết ra một số hormone làm giảm tác dụng của insulin, từ đó dẫn tới tình trạng kháng insulin.
  • Ít vận động thể chất: Những người lười vận động, ít hoạt động thể chất dễ bị tiểu đường type 2 hơn những người vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Tuổi tác: Người từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn những người trẻ tuổi và thanh thiếu niên.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị tiểu đường type 2 thì khả năng cao các thế hệ sau cũng mắc bệnh.
  • Thói quen sinh hoạt: Nghỉ ngơi không điều độ, ăn uống quá nhiều đồ dầu mỡ, nước ngọt, đồ uống có ga, rượu bia khiến lượng đường trong máu tăng cao và gây nên tiểu đường type 2.

Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ có liên quan tới sự thay đổi hormone khi mang thai, yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ chủ yếu do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, một số trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ có liên quan tới yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt.

  • Kháng insulin: Một số hormone cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi sẽ được hình thành trong thai kỳ và có thể làm giảm hiệu quả của insulin trong cơ thể người mẹ. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đáp ứng, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên. 
  • Yếu tố di truyền: Những phụ nữ, bé gái có người thân mắc tiểu đường thì cũng có khả năng phát triển tiểu đường thai kỳ sau này.
  • Thói quen sinh hoạt: Tương tự như tiểu đường type 2, thói quen sinh hoạt cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây tiểu đường thai kỳ.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân gây tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ nêu trên thì còn một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường như:

  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen trội tại tế bào beta
  • Khiếm khuyết nhiễm sắc thể thường, di truyền theo gen lặn tại tế bào beta, thường gặp ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh bị một trong những hội chứng Mitchell – Riley, Wolcott – Rallison, thiếu máu hồng cầu to đáp ứng với thiamine,…
  • Khiếm khuyết gen liên quan tới hoạt tính insulin
  • Các bệnh nhân mắc hội chứng như Down, Klinefelter, Turner,… đôi khi cũng mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh tiểu đường cũng xuất hiện ở một số bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan tới tuyến tụy như viêm tụy, xơ sỏi tụy, ung thư tuyến tụy,… và nhóm bệnh nội tiết như hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, bệnh to đầu chi…
  • Một số loại thuốc gây hại cho tế bào beta hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của insulin như niacin, một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh, thuốc tâm thần… có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. 

Nguyên nhân bệnh tiểu đường sẽ khác nhau tùy từng loại bệnh, tuy nhiên phần lớn có liên quan đến di truyền và lối sống. Dù yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh các thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Chia sẻ
Các thông tin trên được chia sẻ bởi Bowtie Việt Nam. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp, Bowtie không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến việc truy cập và sử dụng nội dung của Bowtie.

Bài viết liên quan

Thông tin chi tiết về bệnh sarcoidosis phổi (u hạt phổi) Thông tin chi tiết về bệnh sarcoidosis phổi (u hạt phổi)
Các bệnh lý khác

Thông tin chi tiết về bệnh sarcoidosis phổi (u hạt phổi)

Phát hiện ngay các triệu chứng xơ gan nguy hiểm Phát hiện ngay các triệu chứng xơ gan nguy hiểm
Các bệnh lý khác

Phát hiện ngay các triệu chứng xơ gan nguy hiểm

Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết
Các bệnh lý khác

Bỏ túi ngay 8 cách giảm đau đầu khi bị sốt xuất huyết bạn cần biết

Các chuyên mục khác

Email

Liên hệ chung
hello@bowtie.com.vn
Liên hệ về truyền thông
media@bowtie.com.vn
Liên hệ hợp tác
partners@bowtie.com.vn

© 2024 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.

Trình duyệt của bạn đã xảy ra lỗi. Để trải nghiệm tốt hơn, vui lòng nâng cấp hoặc thay đổi trình duyệt khác. OK