Đa xơ cứng là một bệnh tự miễn gây ra tổn thương ở các sợi thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh đa xơ cứng ở mỗi người rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương và loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng đi lại, trong khi có những bệnh nhân không phát triển thêm triệu chứng mới nào trong một thời gian dài.
Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng? Hãy cùng Bowtie Việt Nam tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh đa xơ cứng được xem là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tự tấn công vào các mô khỏe mạnh, cụ thể là phá hủy lớp vỏ bao phủ và bảo vệ các sợi thần kinh trong não cũng như tủy sống (bao myelin). Khi bao myelin bị tổn thương sẽ khiến sợi thần kinh lộ ra ngoài, dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình dẫn truyền tín hiệu dọc theo sợi thần kinh đó. Tuy nhiên, tại sao điều này lại xảy ra ở một số người vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Tính đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng. Bệnh được cho là có liên quan đến sự kết hợp của nhiều tác nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường. Nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra bệnh đa xơ cứng cũng được đưa ra nhưng chưa đủ bằng chứng khoa học để chứng minh, gồm:
Các nghiên cứu xác định nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn đang được tiến hành và tập trung vào các khía cạnh:
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh đa xơ cứng chưa được biết rõ nhưng một số yếu tố đã được xác định là có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:
Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ của bệnh đa xơ cứng. Theo đó, dù bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường khởi phát vào độ tuổi 20 – 40.
Phụ nữ có khả năng mắc dạng bệnh đa xơ cứng tái phát (RRMS) cao hơn gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
Bệnh đa xơ cứng không có các yếu tố di truyền trực tiếp nhưng nếu có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em mắc bệnh thì khả năng phát triển căn bệnh này của bạn cũng cao hơn. Hiện có khoảng 200 gen được xác định là có thể góp một phần nhỏ vào nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm để tìm hiểu rõ hơn.
Việc cơ thể thiếu vitamin D và ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Cũng vì lý do này, bệnh thường gặp phải ở những quốc gia nằm xa xích đạo, nơi ít ánh nắng mặt trời.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc lá đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển đa xơ cứng. Người hút thuốc lá có khả năng phát triển bệnh cao hơn khoảng 2 lần so với người không hút thuốc. Không những vậy, hút thuốc cũng được cho là khiến bệnh trở nên nặng hơn và tiến triển nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ngừng hút thuốc, dù trước hay sau khi được chẩn đoán đa xơ cứng, cũng có khả năng làm chậm diễn tiến của bệnh.
Người từng bị béo phì ở thời niên thiếu, nhất là trẻ em gái, có nguy cơ cao mắc bệnh đa xơ cứng sau này. Hơn nữa, tình trạng béo phì còn gây viêm và góp phần vào sự tiến triển của bệnh ở những người đã được chẩn đoán bị đa xơ cứng.
Nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là virus Epstein-Barr (gây ra bệnh sốt viêm tuyến bạch cầu hay còn gọi là bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng) có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và góp phần gây nên bệnh đa xơ cứng ở một số người.
Bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh đa xơ cứng cao hơn nếu đang mắc phải các bệnh rối loạn tự miễn khác như bệnh tuyến giáp, thiếu máu ác tính, vẩy nến, đái tháo đường type 1, viêm ruột…
Vì chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nên hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn đa xơ cứng. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào quản lý các triệu chứng, giảm các đợt bùng phát và làm chậm tiến triển của bệnh. Hy vọng trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ hiểu rõ được nguyên nhân bệnh đa xơ cứng và tìm ra cách điều trị hiệu quả hơn hoặc phòng ngừa khả năng mắc bệnh ngay từ đầu.
© 2025 Bản quyền thuộc Bowtie Vietnam Company Limited.